Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp

Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

4
4 Câu trả lời
  • Đen2017
    Đen2017

    Để đảm bảo chức năng quang hợp, cũng như lá, lục lạp có những đặc điểm về hình thái, giải phẫu thích ứng:

    * Hình thái và kích thước:

    - Hình thái lục lạp: Ở thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

    -Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

    - Ở thực vật có rất nhiều lục lạp, tập chung nhiều nhất ở lá.

    * Cấu tạo:

    - Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc

    + Màng trong và màng ngoài đều trơn.

    + Bản chất màng là lipoprotein.

    - Phần dich giới hạn bởi màng gọi là chất nền (stroma) chứa:

    + Nhiều hạt riboxom và tinh bột.

    + Cột (grana) gồm các túi dẹt tilacoit xếp chồng lên nhau.

    + Các cột Grana nối với nhau bằng hệ thống màng

    + Trên màng tilacotit chứa nhiều sắc tố trong đó có diệp lục , phức hệ ATP-sintetaza và các ezim quang hợp.

    + ADN giống vi khuẩn

    Trả lời hay
    7 Trả lời 31/08/21
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      - Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

      - Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

      - Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác

      Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

      Chất nền (strôma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. 

      Trả lời hay
      2 Trả lời 31/08/21
      • Nhân Mã
        Nhân Mã

        - Lớp biểu bì dưới có nhiều lỗ khí khổng→ giúp khuếch tán CO2 vào bên trong lá; và dễ dàng cho O2 và H2O đi ra khỏi lá dễ dàng.

        - Có các tế bào mô giậu xếp song song sát nhau và tế bào bao bó mạch chứa nhieuf lục lạp→Các sắc tố hấp thụ trực tiếp ánh sáng chiếu trên bề mặt lá 1 cách dễ dàng.

        - Dưới các tế bào mô giậu là các tế bào mô xốp xếp xa nhau tạo các khoảng trống gian bào lớn→là nơi chứa CO2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

        - Có hệ thống mạch dẫn nước và muối khoáng tới từng tế bào quang hợp.

        Trả lời hay
        1 Trả lời 31/08/21
        • Captain
          Captain

          Đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

          - Hình thái lục lạp: Lục lạp rất đa dạng và có nhiều hình dạng khác nhau: hình võng, hình cốc, hình sao. Ở một số thực vật bậc cao thì thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời: có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

          - Số lượng và kích thước lục lạp: Số lượng lục lạp trong TB rất khác nhau ở mỗi loài thực vật. Đối với tảo, mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có 20-100 lục lạp. Ở lá thầu dầu , 1mm2 có 3.107 – 5.107 lục lạp.

          - Cấu tạo: Ngoài cùng là lớp màng kép, mỗi màng được cấu tạo từ 2 lớp protein tách biệt nhau bằng một lớp lipit ở giữa. Trong màng là chất nền stroma lỏng, nhầy, không mà. Đó là protein hòa tan có chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình khử CO2 khi quang hợp. Chất nền bao bọc quanh các hạt. Mỗi lục lạp có 40-50 grana với đường kính 4-6µm. Mỗi grana có 5,6 đến vài chục cái túi tròn gọi là tilacoit dàu chừng 0,13µm có màng riêng bao bọc. Các tilacoit xếp thành chồng. Cấu tạo nên các tilacoit là các sắc tố, protein, lipit. Trên màng tilacotit chứa nhiều sắc tố trong đó có diệp lục , phức hệ ATP-sintetaza và các ezim quang hợp. ADN giống vi khuẩn

          0 Trả lời 31/08/21

          Sinh học

          Xem thêm