Quản lý chi phí chất lượng

VnDoc xin giới thiệu bài Quản lý chi phí chất lượng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Mục tiêu của quản lý chi phí chất lượng

- Xác định tầm quan trọng của vấn đề chi phí chất lượng, điều này sẽ tác động vào hoạt động quản lý ở các cấp.

Xác định cơ hội lớn để giảm chi phí do chất lượng kém trong mọi hoạt động của tổ chức

Chi phí chất lượng kém không chỉ tồn tại như một khối đồng nhất. Thay vào đó, chúng xuất hiện trong các khâu cụ thể, mỗi khâu đều tồn tại các nguyên nhân tiềm ẩn.

Các khâu này không đồng nhất về tỷ lệ chi phí và một số tương đối của các khâu chiếm phần lớn chi phí. Sai lầm thường gặp phải là cho rằng khâu đánh giá các chi phí do chất lượng kém ít quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến các ưu tiên để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực. Vì vậy, cần thu thập dữ liệu về chi phí chất lượng do chất lượng kém, phân tích dữ liệu và có kế hoạch cải tiến kịp thời.

- Xác định cơ hội để giảm sự không hài lòng của khách hàng và các mối đe dọa liên quan đến doanh thu bán hàng.

- Cung cấp một phương tiện đo lường kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng để có nhiều cơ hội và loại bỏ trở ngại để cải tiến chất lượng.

2. Quản lý chi phí chất lượng trong các tổ chức

a/ Hệ thống báo cáo chi phí chất lượng

Các chi phí về chất lượng không được hiển thị trong báo cáo tài chính nhưng nó lại là một phần hữu ích cho các nhà quản lý có cơ sở để hành động. Phân tích kết quả này có thể cung cấp cơ hội cải tiến, tạo điều kiện sử dụng đầy đủ các nguồn lực, bắt đầu hành động phòng ngừa và khắc phục để loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ.

Thông thường để quản lý chất lượng, các tổ chức thường thiết lập các chương trình chi phí chất lượng với một hệ thống báo cáo chi phí chất lượng. Để thiết lập hệ thống báo cáo chi phí chất lượng, tổ chức cần thực hiện theo quy trình 12 bước gồm:

- Có được cam kết và hỗ trợ của người quản lý.

- Thiết lập một đội ngũ tác nghiệp.

- Lựa chọn một đối tượng của tổ chức để thử nghiệm thực hiện.

- Có được hợp tác và hỗ trợ của người sử dụng và cung cấp thông tin.

- Định nghĩa mỗi loại chi phí chất lượng.

- Xác định chi phí chất lượng trong mỗi loại.

- Xác định các nguồn thông tin chi phí chất lượng.

- Thiết kế báo cáo và bảng biểu về chi phí chất lượng.

- Thiết lập các thủ tục để thu thập thông tin chi phí chất lượng.

- Thu thập dữ liệu, chuẩn bị và phân phối các báo cáo.

- Loại bỏ các lỗi từ hệ thống.

- Mở rộng hệ thống.

Chương trình chi phí chất lượng được xây dựng là điều cần thiết bởi nó là một kênh thông tin để:

- Cung cấp thông tin cho việc quản lý tổng thể chương trình chi phí chất lượng.

- Thiết lập dữ liệu về chi phí chất lượng.

- Giám sát quá trình xử lý dữ liệu chi phí chất lượng.

Theo dõi, phân tích và báo cáo xu hướng chi phí chất lượng ở các khoản mục khác nhau

b/ Cân đối các khoản chi phí.

Các tổ chức cần tìm cách cân bằng giữa tiền đầu tư cho công tác phòng ngừa so với tiền để giảm thiểu chi phí sai hỏng. Khi một chương trình chi phí chất lượng khởi xướng, có thể được tìm thấy rằng tiền chi tiêu cho công tác phòng ngừa sẽ tiết kiệm hơn là dùng để khắc phục hậu quả do sai hỏng gây ra. Mức độ phù hợp của chi phí dành cho chất lượng phải đảm bảo cho cân bằng tối ưu.

3. Tính hiệu quả của quản lý chi phí chất lượng

Để đánh giá tính hiệu quả của quản lý chi phí chất lượng cần tính tỷ lệ của chi phí chất lượng trên giờ công lao động trực tiếp, trên chi phí sản xuất, trên doanh thu và trên tổng số sản phẩm cuối cùng. Những con số này được sử dụng để so sánh nỗ lực quản lý chất lượng giữa các khoảng thời gian hoặc giữa các phòng ban trong đó:

- Chỉ số lao động: Là tỷ lệ giữa chi phí chất lượng với giờ công lao động trực tiếp, nó có lợi thế là dễ dàng tính toán và dễ hiểu nhưng không phải luôn hiệu quả để phân tích, so sánh dài hạn khi các tiến bộ công nghệ sẽ dẫn tới việc sử dụng ít lao động hơn.

- Chỉ số chi phí: Là tỷ lệ giữa chi phí chất lượng và chi phí sản xuất (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp). Chỉ tiêu này dễ dàng tính toán từ sổ sách kế toán và không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi công nghệ.

- Chỉ số doanh thu: Là tỷ lệ giữa chi phí chất lượng và doanh thu. Chỉ tiêu này dễ dàng tính toán nhưng lại có thể bị bóp méo bởi những thay đổi trong giá bán.

- Chỉ số sản xuất: Là tỷ lệ giữa chi phí với tổng số sản phẩm cuối cùng. Chỉ tiêu này dễ dàng tính toán từ sổ sách kế toán nhưng không hiệu quả nếu tồn tại nhiều loại sản phẩm khác nhau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản lý chi phí chất lượng bao gồm tính hiệu quả của quản lý chi phí chất lượng, quản lý chi phí chất lượng trong các tổ chức và mục tiêu của quản lý chi phí chất lượng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản lý chi phí chất lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 227
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm