Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 6 Cách làm bài văn tự sự VNEN

Soạn văn 6 bài 4: Cách làm bài văn tự sự VNEN bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Ngữ Văn lớp 6 tập 1 trang 23 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Hoạt động khởi động bài 4 Ngữ Văn 6 VNEN

1. Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản?

2. Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc

Đáp án

1. Chủ đề là đối tượng và vấn đề và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

2. Chủ đề của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là:

· Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ

· Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của vua Hùng (ở buổi đầu dựng nước)

· Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính

B. Hoạt động hình thành kiến thức bài 4 Ngữ Văn 6 VNEN

1. Đọc hiểu về chủ đề và bố cục của bài văn tự sự:

a. Đọc văn bản sau: Phần thưởng.

b. Trao đổi và thực hiện yêu cầu:

(1) Qua câu chuyện, tác giả muốn biểu dương và chế giễu điều gì? Nêu vấn đề chủ yếu được đặt ra trong câu chuyện.

(2) Truyện Phần thưởng có thể được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?

Đáp án

b. (1) Chủ đề: Truyện ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó

(2) Truyện được chia thành 3 phần:

· Mở bài: “Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.”: Người nông dân muốn dâng ngọc quý cho vua

· Thân bài: tiếp theo đến hai mươi nhăm roi": Vị quan tham lam muốn một nửa số tiền thưởng và phần thưởng mà người nông dân muốn nhận

· Kết luận: “Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.”: nhà vua trừng trị tên cận thần tham lam và phần thưởng thích đáng cho người nông dân.

2. Đọc đề văn sau và thực hiệnj các yêu cầu:

Kể lại một đoạn trong "Sơn Tinh Thủy Tinh" từ chỗ:" Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ" đến chỗ" đành rút quân về"

a. Gạch dưới những từ ngữ quan trọng mà em định kể.

b. Xác định các nhân vật sự việc trong đoạn mà em định kể.

c. Lập dàn ý sơ lược cho đề văn trên bằng cách viết tiếp vào chỗ trống các sự việc và nhân vật:

· Mở bài:..............

· Thân bài:................

· Kết bài:.................…

Đáp án

a. Kể lại một đoạn trong "Sơn Tinh Thủy Tinh" từ chỗ:" Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ" đến chỗ" đành rút quân về"

b. Xác định nhân vật:: Sơn Tinh ,Thủy Tinh , Mị Nương

Các sự việc:

Sự việc 1: Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh

Sự việc 2: cuộc giao tranh diễn ra giữa 2 thần

Sự việc 3: cuối cùng Thủy Tinh thua

c. Lập dàn ý sơ lược:

Mở bài: Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh.

Thân bài:

· Nhận được tin, Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh.

· Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời.

· Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái.

· Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước.

· Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn.

· Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh.

· Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu.

Kết bài: Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

C. Hoạt động luyện tập bài 4 Ngữ Văn 6 VNEN

1. Tự chọn một truyện dân gian đã học hoặc đã đọc để cùng thảo luận:

a. Chủ đề chả truyện là gì?

b. Nhận xét về bố cục của truyện?( ý chính của từng phần)

c. Có thể đặt một tên nào khác cho truyện? So sánh với tên cũ của truyện

Đáp án

a) Chủ đề:Gióng là con của người nông dân lương thiện: Gióng gần gũi với mọi người; Gióng là người anh hùng của nhân dân.

b) Bố cục:

· Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.

· Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.

· Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.

· Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.

c) Có thể đặt tên khác ví dụ:Người anh hùng làng Gióng

So sánh:Tên trước hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt.

2. Đọc các đề văn sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Một câu chuyện tuổi thơ

(2) Hãy kể về người bạn tốt

(3) Ngày sinh nhật của em

(4) Người em yêu quý nhất.

a. Gạch dưới các từ quan trọng mỗi đề.

b. Trong các đề trên, đề nào thiên về kể việc, đề nào thiên về kể người, đề nào thiên về tường thuật? Vì sao em xác định được như thế.

c. Lập dàn ý cho bài văn tự sự của 1 trong 4 đề trên

Bài làm:

a. (1) Một câu chuyện tuổi thơ

(2) Hãy kể về người bạn tốt

(3) Ngày sinh nhật của em

(4) Người em yêu quý nhất.

b. Các đề thiên về kể việc:

· (1) Một câu chuyện tuổi thơ

· (3) Ngày sinh nhật của em

Các đề thiên về kể người:

· (2) Kể về một người bạn tốt

· (4) Người em yêu quý nhất

Đề về tường thuật:

· (1) Một câu chuyện tuổi thơ

=> Lí do: dựa vào các từ ngữ mấu chốt, quan trọng của đề bài, ta sẽ xác định được thể loại văn cần viết

c. Lập dàn ý đề (1)

Mở bài: Tuổi thơ luôn là quãng thời gian tươi đẹp nhất của mỗi người. Những kỉ niệm tuổi thơ trở thành mảnh ghép hoàn thiện thêm cho cuộc đời chúng ta. Những tháng này cùng nô đùa bên bạn bè luôn là thời gian tôi hạnh phúc nhất , Chính vì thế tôi sẽ chẳng thể quên được câu chuyện ngày đầu tiên tôi làm quen được Mai, cô bạn thân nhất của tôi cho đến tận bây giờ.

Thân bài:

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

· Hình dạng

· Tuổi tác

· Đặc điểm mà bạn ấn tượng

· Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

· Đây là kỉ niệm vui

· Xảy ra lúc tôi học mẫu giáo

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

· Kỉ niệm đó liên quan đến Mai

· Người đó như thế nào? (Cô ấy là một cô áy vô cùng tốt bụng, dịu dàng xinh đẹp)

4. Diễn biến của câu chuyện

· Nêu mở đầu câu chuyện đó là khi tôi bị các bạn bắt nạt không ai chơi cùng

· Mai xuất hiện với nụ cười thật tươi, chơi cùng tôi khiến tôi không còn tủi thân nữa

5. Kết thúc câu chuyện: Tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ khi ấy.

Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm ấy

3. Em hãy trình bày dàn ý bài văn của em cho cả lớp và các bạn cùng nghe và góp ý.

4. Viết bài văn tự sự theo dàn ý mà em đã lập

D. Hoạt động vận dụng bài 4 Ngữ Văn 6 VNEN

1. Sưu tầm hoặc vẽ những bức ảnh/tranh minh họa cho nội dung câu chuyện: Một người bạn quá say mê trò chơi điện tử. Hãy quan sát bức ảnh/ tranh này và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a. Em hãy đặt tên cho các nhân vật và dựng lại nội dung câu chuyện đó.

b. Câu chuyện gồm mấy sự việc? Những sự việc này diễn ra như thế nào?

c. Kết cục của câu chuyện là gì? Nó có ý nghĩa ra sao?

Đáp án

Sưu tập:

Soạn văn lớp 6 VNEN

a. Nhân vật chính: Nam

Câu chuyện:

Nam vốn là một cậu học sinh chăm ngoan học giỏi, Một lần trên đường đi học về, Nam bị các bạn rủ rê đi chơi điện tử. Nam không đi. Nhưng nhiều lần bị bạn bè rủ rê, Nam nghĩ:" Chơi một lần chắc không sao đâu". Dần dà, cậu ngày càng ham mê điện tử. Trốn cha, trốn mẹ, bỏ học cũng bạn bè chơi game online, game dã chiến trên mạng. Thành tích học tập trên lớp ngày càng giảm sút. Thời gian cậu dành cho điện tử nhiều hơn cả thời gian ăn ngủ và học. Nam chơi hăng say đến mức nhập tâm vào nhân vật. Bố mẹ can ngăn như thế nào cũng không được. Dần dần cậu mắc chứng hoang tưởng, tưởng mình như các võ sĩ kiếm hiệp trên game, múa dao vô cùng đáng sợ. Bố mẹ Nam vô cùng sợ hãi trước hành động của cậu bèn đưa cậu đi chữa trị tại bệnh viện nhưng vô cùng nan giải. Câu chuyện về Nam chính là bài học cho chúng ta về tác hại chơi game.

b. Câu chuyện có:

Những sự việc này diễn ra theo trình tự thời gian vô cùng hợp lí và lôgic

c. Kết cục câu chuyện: Nam phải đi chữa trị tại bệnh viện tâm thần.

Bài học: về tác hại chơi game.

2. Tìm 2-3 tình huống thực tiễn trong cuộc sống mà em cần vận dụng phương thức tự sự để giải quyết tình huống đó

Bài làm:

· Tình huống 1: Em bị mất chiếc xe đạp

· Tình huống 2: Trên lớp có chương trình văn nghệ rất thú vị nên em muốn kể cho mẹ em nghe.

=> Cần vận dụng phương thức tự sự để kể và trình bày lại diễn biến câu chuyện.

3. Theo em làm cách nào để tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản tự sự?

Bài làm:

Cách để tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản tự sự:

· Đảm bảo câu chuyện có cốt chuyện, nhân vật xoay quanh nội dung

· Câu chuyện kể tự nhiên ko gượng ép, phải có tình huống truyện kì thú hấp dẫn

· Có thể kết hợp them các yếu tố tưởng tượng kì ảo, hư cấu

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng bài 4 Ngữ Văn 6 VNEN

1. Nhờ người thân kể lại một sự việc về một sự việc về bản thân em khi còn nhỏ. Thử xem những sự việc ấy có thể kết nối thành một câu chuyện được không? Nếu được nội dung của từng phần sẽ như thế nào?

Bài làm:

Ví dụ việc em hồi bé một lần đi lạc.

· Những sự việc ấy có thể kết nối thành một câu chuyện được

· Nội dung của từng phần như: phần đầu là vì sao em đi lạc, phần 2 là mọi người hoang mang đi tìm, phần 3 là mọi người vui mừng khi tìm thấy em.

Ngoài bài Soạn văn 6 Cách làm bài văn tự sự VNEN, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm