Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi với các bài tập bản đồ được giải chi tiết cùng cách trình bày khoa học hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý lớp 7.

Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi nằm trong chuyên mục Giải tập bản đồ Địa lý 7, bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong Tập bản đồ Địa lí 7. Đây là tài liệu hay và hữu ích cho các em học sinh tham khảo, củng cố và mở rộng kiến thức được học trong từng bài, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Địa lý 7. Chúc các em học tốt.

Câu 1 (trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7)

Dựa vào lược đồ “Tự nhiên châu Phi” trong SGK và trong “Tập bản đồ thế giới và các châu lục”, em hãy:

Điền vào chỗ chấm (...) của lược đồ bên tên: Các đại dương và biển như Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương; Biển Đỏ, Địa Trung Hải; vịnh Ghinê, đảo Mađagaxca, kênh Xuyê.

Điền tiếp tên hai chí tuyến và đường xích đạo vào chỗ chấm (...) ở lược đồ. Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của châu Phi

Lời giải:

Điền tên:

Tập bản đồ lớp 7

Nhận xét về vị trí địa lý của châu Phi:

- Châu Phi có đường xích đạo và 2 đường chí tuyến đi qua, phần lớn diện tích của châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

- Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương

Câu 2 (trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7)

Dựa vào lược đồ “Tự nhiên châu Phi” và kiến thức đã học, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) nội dung phù hợp: Địa hình châu Phi.................., độ cao trung bình khoảng...............m, toàn bộ châu lục là một khối.........................khổng lồ, trên đó là các........................xen các....................... Phía Đông của châu Phi có nhiều ...................., nhiều hồ hẹp và dài như hồ..................... và hồ...................... Châu Phi có rất ít...............và ........................ Sông .............................là sông dài nhất ở châu Phi.

Lời giải:

Địa hình châu Phi khá đơn giản, độ cao trung bình khoảng 750 m, toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, trên đó là các sơn nguyên xen các bồn địa. Phía Đông của châu Phi có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài như hồ Tanganica và hồ Niatxa. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. Sông Nin là sông dài nhất ở châu Phi.

Câu 3 (trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7)

Hãy nêu tên các khoáng sản của châu Phi và sự phân bố của chúng.

Lời giải:

Các khoáng sản của châu Phi và sự phân bố của chúng:

- Dầu mỏ: phân bố ở Bắc Phi, Đông Bắc vịnh Ghinê

- Khí đốt: Phân bố ở khu vực Bắc Phi

- Bôxít: Phân bố ở Tây Phi

- Kim cương, chì, crôm, cô ban, đồng, niken: Phân bố tập trung ở Nam Phi

- Vàng: Phân bố ở Trung Phi và Nam Phi, phía Bắc vịnh Ghinê

- Phốt phát: Phân bố ở Tây Bắc Phi, Bắc vịnh Ghinê,...

- Sắt: Phân bố ở Tây Bắc Phi, Tây Phi và Nam Phi

- Uranium: Phân bố ở Nam Phi, Tây vịnh Ghinê

..............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tập bản đồ Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Địa lý lớp 7, Giải bài tập Địa lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, Giải bài tập SGK Địa lý 7 (ngắn gọn).... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa 7 hơn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
57
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải tập bản đồ Địa lí 7

    Xem thêm