Giải Địa 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 bài 17, giúp các em học sinh nắm được nội dung chính được học trong bài, đồng thời làm các bài tập liên quan hiệu quả. Lời giải bài tập Địa lý 7 này sẽ là tài liệu tham khảo hay giúp các bạn học tốt môn Địa lí 7 hơn.
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. (trang 56 sgk Địa Lí 7):
Hai ảnh SGK (trang 56) gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Trả lời:
- Ảnh ở hình 17.1: Khí thải ở một khu liên hiệp hóa dầu làm mù mịt cả bầu trời, thải ra nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, gây ra mưa axit.
- Ảnh ở hình 17.2: Mưa axit đã làm cây cối chết khô.
Câu 2. (trang 57 sgk Địa Lí 7)
Quan sát các ảnh của SGK (hình 17.3 và 17.4, trang 57), kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
Trả lời:
Một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa:
- Dầu đổ vào biển từ tai nạn của các tàu chở dầu, rửa sàn tàu, tai nạn của các giàn khoan dầu trên biển.
- Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi.
- Lượng phân bón và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng chảv vào sông, hồ, ngấm vào đất liền.
- Chất thải sinh hoạt từ các đô thị ven biển.
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 58 SGK Địa lý 7:
Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
Trả lời:
Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa:
- Do khói bụi từ các nhà máy và xe cộ thải vào không khí.
- Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí.
Giải bài tập 2 trang 58 SGK Địa lý 7:
Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
- Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.
- Pháp: 6 tấn/năm/người
* Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.
* Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:
- Hoa Kì: 281.421.000 người.
- Pháp: 59.330.000 người
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ: Trên trục tọa độ, vẽ hai hình cột, thể hiện lượng khí thải của hai nước Hoa Kì và Pháp ( trục hoành), trục tung thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người ( tấn/ năm/ người).
- Lượng khí thải của Hoa Kì trong năm 2000:
281.421.000 x 20 = 5.628.420.000 (tấn khí thải)
- Lượng khí thải của Pháp trong năm 2000:
59.330.000 x 6 = 355.980.000 ( tấn khí thải).
III. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do:
A. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.
B. Sự tập trung với mật độ cao dân số đô thị.
C. Váng dầu ở vùng ven biển.
D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
Trả lời: Chọn A
2. Nguyễn nhân tạo ra "thủy triều đen" là:
A. Chất thải sinh hoạt.
B. Dầu loang trên biển.
C. Hóa chất thải ra từ khu công nghiệp.
D. Thuốc trừ sâu dư thừa thải ra.
Trả lời: Chọn B
.....................................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. Tài liệu thuộc Chuyên mục Giải bài tập Địa lý lớp 7 được giới thiệu trên VnDoc sẽ giúp các em nắm vững kiến thức môn Địa lí, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Địa lí sắp tới. Chúc các em học tốt.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Địa lý lớp 7, Giải bài tập Địa lý 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7 và các môn Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
- Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
- Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 14: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.