Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 6

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1: Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là:

A. 1/2 và 1/2 B. 2/3 và 1/3

C. 3/4 và 1/4 D. 4/5 và 1/5

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. Đồng bằng B. Đồi núi thấp C. Núi trung bình D. Núi cao

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ Bắc xuống Nam

B. thấp dần từ Tây sang Đông

C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam

D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung

B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung

C. hướng đông – tây và hướng vòng cung

D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.v

B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật). Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.

Câu 8: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

A. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí

A. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc

D. Tây Bắc

Đáp án: A

Giải thích: Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã nên hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Địa hình ít chịu tác động của con người

C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc

D. Tây Bắc

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Cấu trúc địa hình với “bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

A. Đông Bắc B.Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đông lần lượt là các cánh cung:

A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: Đặc điểm địa hình “Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

A. Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 19: Cấu trúc địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 20: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

A. Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 21: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. Thung lũng sông Đà

B. Thung lũng sông Lô

C. Thung lũng sông Hồng

D. Thung lũng sông Gâm

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 22: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. Thung lũng sông Đà

B. Thung lũng sông Mã

C. Thung lũng sông Cả

D. Thung lũng sông Thu Bồn

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 23: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Dãy Hoàng Liên Sơn

B. Dãy Pu Sam Sao

C. Dãy Hoành Sơn

D. Dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 24: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 25: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

A. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế

B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam

C. Sự tương phản về địa hình giữa hai sườn đông – tây

D. Các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 26: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Câu 27: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. Rìa đồng bằng ven biển miền Trung

B. Rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long

C. Rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng

D. Phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số tỉnh điển hình nằm ở vùng trung du chuyển tiếp này là tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Câu 28: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh B. Ngọc Linh C. Langbiang D. Bà Đen

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m). Một số đỉnh núi khác có độ cao trên 2000m là Chư Yang Sin (2405m), Bi Doup (2287m), Ngọc Krinh (2025m),…

Câu 29. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: A

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 30. Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 31. Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 32. Địa hình của nước ta không có vùng nào dưới đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trường Sơn Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 33. Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của

A. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

D. Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 34. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. Gồm các khối núi và cao nguyên.

B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C. Có bốn cánh cung lớn.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 35. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta là nét nổi bật của địa hình vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 36. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 37. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam.

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 38. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam

A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam

B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình

C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m

D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có địa hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Câu 39. Đâu không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

B. Có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.

C. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

C. Quảng Trị và Quảng Bình

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Câu 41. Câu Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An.

Đáp án: B

Giải thích:

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Căn cứ vào Atlat trang 4 -5 (Bản đồ hành chính), đối chiếu và xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang ⇒ Xác định được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng Nghệ An.

C. Đồng bằng Hà Tĩnh.

D. Đồng bằng Thanh Hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.

Câu 43. Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

C. Quảng Trị và Quảng Bình

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Câu 45. Câu Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An.

Đáp án: B

Giải thích:

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Căn cứ vào Atlat trang 4 -5 (Bản đồ hành chính), đối chiếu và xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang ⇒ Xác định được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng Nghệ An.

C. Đồng bằng Hà Tĩnh.

D. Đồng bằng Thanh Hóa.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.

Câu 47. Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Câu 48. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế

B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam

C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Đáp án: B

Giải thích:

- Ý A: đồi núi thấp → Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.

- Ý B: hướng nghiêng TB – ĐN → Đúng, vì cả hai vùng đều được nâng cao ở phía Bắc và Tây Bắc, đồng bằng ven biển phía ĐN.

- Ý C: nhiều cao nguyên sơn nguyên → Sai , vì Đông Bắc không có sơn nguyên.

- Ý D: khối núi cao, đồ sộ → Sai, vì Đông Bắc là vùng núi thấp.

Câu 49. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là

A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo.

D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng.

Đáp án: D

Giải thích: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

Câu 50. Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác là

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình chủ yếu là đồi núi có tác động đến nhiều yếu tố, cụ thể:

- Địa hình đồi núi (hướng địa hình) + gió mùa ⇒ thiên nhiên phân hóa sâu sắc theo độ cao, đông tây, bắc nam. ⇒ phân hóa khí hậu, đất đai, sinh vật giữa các vùng.

- Đồi núi thấp góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đồi núi chia cắt mạnh + mưa lớn → làm phong phú thêm mạng lưới sông ngòi.

- Đồi núi cung cấp nhiều tài nguyên: khoáng sản, lâm sản, động thực vật quý,…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 6. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau:  Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm