Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Sinh học 9 bài 16

Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: ADN và bản chất của gen

Câu 1: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ

B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ

C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ

D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ

Câu 2: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là

A. Do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi

B. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào

C. Do NST luôn ở trạng thái kép

D. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST

Câu 3: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào?

A. Khi bắt đầu, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn dần dần tách nhau ra

B. Các nucleotit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào để hình thành phân tử mới

C. Khi kết thúc, 2 phân tử ADN được tạo thành giống phân tử ADN mẹ

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A. Đưa đến sự nhân đôi của NST

B. Đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. Đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. Đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Câu 5: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

A. Tự sao ADN

B. Tái bản ADN

C. Sao chép ADN

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là

A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Sự tham gia xúc tác của các enzim

D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 8: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.

C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể

D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Câu 9: Gen là gì?

A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.

B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN

C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.

D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN

Câu 10: Gen cấu trúc là

A. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein

B. Một đoạn ADN có khả năng tái sinh

C. Một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN

D. Một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã

Câu 11: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với

A. T của môi trường

B. A của môi trường

C. G của môi trường

D. X của môi trường

Câu 12: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở

A. Bên ngoài tế bào.

B. Bên ngoài nhân.

C. Trong nhân tế bào

D. Trên màng tế bào.

Câu 13: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Kì giữa

D. Kì sau và kì cuối

Câu 14: Chức năng của ADN là

A. Mang thông tin di truyền

B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. Truyền thông tin di truyền

D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 15: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì

A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ

B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ

D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

Câu 16: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với

A. T mạch khuôn

B. G mạch khuôn

C. A mạch khuôn

D. X mạch khuôn

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và quá trình NST nhân đôi...

----------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Sinh học lớp 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 9

    Xem thêm