Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 2)

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bộ tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 2), chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học môn Lịch sử của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000

Câu 43. Trong những năm 1919 – 1925, có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến cách mạng tháng 10 Nga.

B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin tìm con đường cứu nước đúng đắn.

C. Nguyễn Ái Quốc đưa ra yêu sách đến Hội nghị Vecsai.

D. Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 44. Đông Dương cộng sản Đàng và An Nam Cộng sản Đảng ra đời từ các tổ chức chính trị nào?

A. Việt Nam quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Tân Việt cách mạng Đảng.

D. Cả 3 tổ chức trên.

Câu 45. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".

Câu 46. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1920 là gì?

A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chú nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

D. Khởi thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 47. Chọn câu đúng để điền vào chỗ trống câu sau đây: "Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác".

A. Con đường Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Con đường cách mạng dân chủ tư sản.

C. Con đường cách mạng vô sản.

D. Con đường cách mạng thuộc địa.

Câu 48. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào có liên hệ trực tiếp đến việc Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp.

B. Nguyễn Ái Quốc viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

C. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị ba tổ chức cộng sản.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 49. Nội dung nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

B. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

C. Lực lượng cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.

D. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 50. Vấn đề khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 là gì?

A. Về con đường cách mạng Việt Nam.

B. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. Về vị trí của cách mạng Việt Nam.

D. Câu A và B đều đúng.

Câu 51. Các tổ chức chính trị sau đây, tổ chức nào theo khuynh hướng vô sản?

A. Hội Phục Việt.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Đảng Lập hiến.

D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 52. Vì sao cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản?

A. Đường lối cứu nước của giai cấp phong kiến và tư sản đã lỗi thời, lạc hậu.

B. Giai cấp vô sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

D. Câu A và B đúng.

Câu 53. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc?

A. "Người cùng khổ"

B. "Bản án chế độ thực dân Pháp"

C. "Đường Kách mệnh"

D. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 54. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công - nông.

B. Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị.

C. Đảng kiên định trong đấu tranh.

D. Tất cả cùng đúng.

Câu 55. Hạn chế về lực lượng cách mạng mà Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 đã nêu ra được sửa chữa trong thời kì cách mạng:

A.1930 - 1931.

B. 1932 - 1935.

C. 1936 - 1939.

D. 1939- 1945.

Câu 56. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc.

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 57. Điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 được sửa chữa trong thời kì nào?

A.1930 - 1931.

B. 1936 - 1939.

C. 1939 - 1941.

D. 1941 - 1945.

Câu 58. So với thời kì 1930 - 1931, kẻ thù trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 chủ yếu, trước mắt là bọn nào?

A. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

B. Thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. Thực dân Pháp là kẻ thù chủ yếu, trước mắt.

D. Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Câu 59. Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Hội phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 60. Trong các mặt trận sau đây, mặt trận nào thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ?

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

D. Tất cả các mặt trận trên.

Câu 61. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 là

A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

C. Chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật đòi độc lập cho dân tộc.

D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

Câu 62. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 là gì?

A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Đòi các quyền tự do dân chủ.

C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 63. Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách hơn bao giờ hết. Đó là nhiệm vụ cách mạng trong thời kì nào?

A. 1930 - 1931.

B.1936 - 1939.

C. 1939- 1941.

D.1941 - 1945.

Câu 64. Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Hội nghị lần thứ 6 của Đảng (11 - 1939).

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15 - 8 - 1945).

C. Đại hội quốc dân Tân Trào - Tuyên Quang (16 đến 18 - 8 - 1945).

D. Hội nghị lần thứ 8 của Đảng (10 đến 19-5-1941).

Câu 65. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" được Đảng ta đề ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Đêm 09 - 3 - 1945.

B. Ngày 12 - 3 - 1945.

C. Ngày 14 - 8 - 1945.

D. Ngày 19- 8 - 1945.

Câu 66. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám được xác định vào thời điểm lịch sử nào?

A. 09- 3 - 1945.

B. 12 - 8 - 1945.

C. 15 - 8 - 1945.

D. 16 - 8 - 1945.

Câu 67. Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động tạo thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám giành chính quyền nhanh chóng và ít đổ máu?

A. 19 - 5 - 1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.

B. 08 - 8 - 1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật.

C. 14 - 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại.

D. 15 - 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 68. Sự kiện lịch sử nào dưới đây nằm trong Cao trào kháng Nhật cứu nước?

A. Khởi nghĩa Ba Tơ (11 - 3 - 1945)

B. Phả kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.

C. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940).

D. Câu A và B đúng.

Câu 69. Ngày 30 - 8 - 1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Câu 70. Nguyên nhân quyết định nhất của thắng lợi Cách mạng tháng Tám là:

A. Phát xít Nhật bị Đồng Minh đánh bại.

B. Sự lãnh đạo Đảng Cộng sảng Đông Dương đứng đầu là Hồ Chủ tịch.

C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 71. Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được khai sinh trong thời điểm lịch sử nào?

A. Trong Hội nghị toàn quốc (13 đến 15 - 8 - 1945).

B. Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

C. Trong Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 đến 18 - 8 - 1945).

D. Trong Tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945).

Câu 72. Nội dung nào dưới đây khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lí và thực tiễn?

A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực Pháp hơn 80 năm nay... dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.

B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập.

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 73. "Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh quân Nhặt đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, ké thù chúng ta đã ngã gục..." Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám.

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.

B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.

C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Câu 74. Âm mưu "đánh nhanh, thăng nhanh" của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950.

C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 75. Phái đoàn của ta do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hôi nghị Giơ-ne-vơ vào ngày:

A. 26-4- 1954

B. 7-5- 1954

C. 8-5 – 1954

D.21 -7 -1954

Câu 76. Chính phủ Pháp công nhận nước việt Nam Dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do. Đó là nội dung cơ bản của:

A. Hiệp đinh Giơ-ne-vơ (21 - 7 - 1954).

B. Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946).

C. Tạm ước 14 - 9 - 1946.

D. Cả ba văn kiện trên.

Câu 77. Tướng nào của Pháp thực hiện kế hoạch đánh lên Việt Bắc lần thứ hai?

A. Bô-la-éc.

B. Rơ-ve.

C. Đờ-Lát-dơ-Tát-xi-nhi.

D. Đác-giăng-liơ.

Câu 78. Với chiến thắng trong phong trào của quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. "Chiến tranh đơn phương".

B. "Chiến tranh đặc biệt".

C. "Chiến tranh cục bộ".

D. "Việt Nam hoá" chiến tranh.

Câu 79. Để thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đã sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. Lực lương quân viễn chinh Mĩ.

C. Lực lượng quân Mĩ và đồng minh.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Câu 80. Chiến thắng Bình Giã (12 - 1964) đã góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. "Chiến tranh đơn phương"

B. "Chiến tranh đặc biệt"

C. "Chiên tranh cục bộ"

D. "Việt Nam hoa" chiến tranh

Câu 81. Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào khoảng thời gian

A. 1960 - 1964. B. 1965 - 1968.

C. 1969 - 1973. D. 1965 - 1969.

Câu 82. Loại hình chiến tranh nào ở Việt Nam được tiến hành bởi hai đời tổng thống Mĩ?

A. "Chiến tranh đơn phương".

B. "Chiên tranh đặc biệt".

C. "Chiến tranh cục bộ".

D. "Việt Nam hoá" chiến tranh.

Câu 83. Tổng thống nào của Mĩ gắn với sự sụp đổ của chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm?

A. Ken nơ đi.

B. Giôn xơn.

C. Ních xơn.

D. Các-tơ.

Câu 84. Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời gian nào? Ở dâu?

A. 11 - 5 - 1963. Ở Hà Nội.

B. 11 - 7 - 1963. Ở Huế.

C. 11 - 6- 1963. Ở Sài Gòn.

D. 1 - 11 - 1963. Ở Đà Nẵng.

Câu 85. Chiến thắng lớn nhất thể hiện tình đoàn kết keo sơn chiến đấu của nhân dân Việt - Lào trong những năm 1969 - 1972 là:

A. Chiến thắng tại cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, Lào.

B Chiến thắng trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại đường 9 - Nam Lào.

C. Chiến thắng ở Thà Khẹt.

Câu 86. Quá trình diễn biến của Hội nghị Pa-ri gắn với đời tổng thống nào của Mĩ?

A. Ken nơ đi, Ních xơn.

B. Giôn xơn, Ních xơn.

C. Ních xơn, Pho.

D. Giôn xơn, Ních xơn, Pho.

Câu 87. Hội nghị Pa-ri diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 5 - 1968 đến 27 - 1 - 1973.

B. Cuối năm 1969 đến đầu 1973.

C. 12 - 1972 đến 27 - 1 - 1973.

D. 1970 đến 1973.

Câu 88. Để ép ta nhân nhượng, kí một hiệp định do Mĩ soạn ra, Ních xơn đã cho máy bay B52 đánh vào những địa danh nào trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?

A. Hà Nội, Nam Định.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Thanh Hoá.

D. Nghệ An, Hà Tĩnh.

Câu 89. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công chiến lược sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến thắng Phước Long.

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

C. Chiến thắng ở Huế - Đà nẵng.

D. Chiến thắng Quảng Trị.

Câu 90. "Phải tập trung nhanh nhất binh khí kĩ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa". Chủ trương này ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A. Sau khi chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.

B. Khi chiến dịch Huế - Đà Nẵng đang sôi động.

C. Ta chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

D. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiếp diễn.

Câu 91. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc?

A. 21 năm.

B. 30 năm.

C. 15 năm.

D. 20 năm.

Câu 92. Ngày 20 – 9 - 1977, diễn ra sự kiện gì gắn với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáng ghi nhớ?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

B. Việt Nam hoàn thành công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa.

C. Việt Nam gia nhập khối ASEAN.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 93. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua trong thời điểm nào?

A. Năm 1946. B. Năm 1959.

C. Năm 1979. D Năm 1980.

Câu 94. Ngày 7 – 11 - 2007, diễn ra sự kiện gì gắn với sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

B. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

C. Việt Nam gia nhập khối ASEAN.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

43B69C
44A70D
45A71D
46C72B
47C73B
48B74B
49B75C
50B76B
51D77D
52D78B
53C79A
54A80A
55C81C
56D82B
57C83A
58D84C
59C85B
60B86B
61A87A
62B88B
63D89B
64D90C
65B91B
66C92A
67D93D
68D94B

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm