Giáo viên và những nỗi lo bệnh nghề nghiệp thường gặp

Giáo viên luôn là một trong những nghề nghiệp được cả xã hội kính trọng. Tuy vậy, qua mỗi lần "chở đò qua sông", người giáo viên phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thử thách. Từ những áp lực của bài vở, giáo án, cho tới những căn bệnh nghề nghiệp mà họ mắc phải trong suốt những năm tháng dìu dắt các thế hệ học trò nên người.

Vậy những căn bệnh mà giáo viên hay mắc phải là gì? Có cách nào phòng ngừa những căn bệnh ấy? Hãy cùng VNDoc khám phá qua bài viết dưới đây.

1. Khàn tiếng

Giáo viên là một trong những nghề nghiệp phải nói nhiều nhất trong quá trình làm việc. Tại Việt Nam, mỗi giáo viên phải đứng lớp ít nhất là 23 tiết/tuần. Với bình quân 45 phút cho một tiết, các thầy cô sẽ phải nói liên tục từ 180 phút cho tới 225 phút/ngày.

Giáo viên và bệnh khàn tiếng

Rõ ràng, việc nói nhiều và nói liên tục như vậy có thể khiến giáo viên mắc phải những căn bệnh liên quan tới họng và thanh quản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại Hoa Kỳ, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, có tới 47% giáo viên phải chịu các vấn đề về thanh quản trong suốt sự nghiệp.

Khàn tiếng có thể chỉ là triệu chứng nhẹ đối với các giáo viên. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, các thầy cô có thể sẽ phải đối mặt với những căn bệnh nặng hơn như viêm amidan, viêm họng hạt, ung thư vòm họng và nguy cơ mất hoàn toàn giọng nói.

2. Các bệnh về xương khớp

Các thầy cô khi giảng bài thường chỉ có hai tư thế khi làm việc là đứng và ngồi. Thời gian họ đứng để giảng bài lớn hơn nhiều lần so với những lúc họ ngồi (để nghỉ giữa giờ hay chấm bài, soạn giáo án). Chính vì vậy, người giáo viên rất hay mắc phải các vấn đề về xương khớp, đau mỏi vai gáy,...

Giáo viên và các bệnh về xương khớp

Việc đứng nhiều còn khiến việc tuần hoàn máu giữa tim và hai chân của người giáo viên gặp nhiều khó khăn. Máu bị ứ đọng rất dễ khiến các thầy cô mắc các căn bệnh về giãn tĩnh mạch, gây đau đớn nghiêm trọng ở phần chi dưới.

Thậm chí, nếu tư thế ngồi của thầy cô không đúng, họ còn rất dễ mắc phải các bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm,...

3. Các bệnh về đường hô hấp

Khi giảng bài, giáo viên phải tiếp xúc nhiều với bảng và phấn viết. Mà phấn mà người giáo viên thường dùng được làm chủ yếu từ thạch cao, rất có hại cho đường hô hấp nếu sử dụng liên tục.

Giáo viên có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Những bệnh lý mà thầy cô hay mắc phải bao gồm viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi. Lâu ngày, những căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới phổi, gây viêm nhiễm trầm trọng.

4. Các bệnh về mắt

Hơn ai hết, các thầy cô phải tiếp xúc nhiều với sách vở, giấy bút. Họ khi thì phải chấm bài, lúc thì phải tra cứu sách vở, chuẩn bị giáo án cho bài giảng ngày hôm sau.

Giáo viên và các bệnh về mắt

Vì thế, các thầy cô điều bị mắc các bệnh về thị lực, các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, rối loạn điều tiết mắt,...

5. Các bệnh về thần kinh

Một ngày, giáo viên phải tiếp xúc với rất nhiều học trò. Có những bạn ngoan, chăm chỉ, ít làm thầy cô phiền lòng. Nhưng cũng có những bạn ngỗ nghịch, ương bướng, khiến thầy cô phải suy nghĩ, bận lòng.

Giáo viên và các bệnh về thần kinh

Đó là chưa kể thời gian làm việc của một giáo viên rất áp lực. Họ phải có mặt tại trường từ sáng sớm để kịp tiết dạy đầu tiên, nhưng cũng là người rời trường muộn nhất sau khi kết thúc tiết giảng cuối.

Người luôn phải đối mặt với căng thẳng chắc chắn sẽ gặp các vấn đề về stress và thần kinh. Nhẹ thì có thể chỉ là những cơn đau nhức, nặng thì có thể là trầm cảm, thậm chí là suy giảm trí nhớ.

Xem thêm: Đi dạy trong ngày 'đèn đỏ' - Nỗi ám ảnh không dễ nói ra

Làm thế nào để phòng ngừa những căn bệnh trên?

Với tần suất làm việc dày đặc, cùng việc phải đứng giảng trong thời gian dài, các thầy cô khó thể tránh khỏi việc mắc phải những căn bệnh về thanh quản, xương khớp, hô hấp, mắt hay thần kinh.

Vậy, làm cách nào để giáo viên có thể phòng ngừa và giảm thiểu tác hại từ những căn bệnh trên? Hãy cùng VNDoc tìm hiểu:

1. Sử dụng các thiết bị trợ giảng

Thấu hiểu công việc của thầy cô, trên thị trường xuất hiện rất nhiều những thiết bị trợ giảng có thể giúp người giáo viên bớt vất vả hơn trong những giờ đứng lớp.

Giáo viên sử dụng máy trợ giảng để công việc của mình bớt vất cả hơn

Đặc điểm chung của những sản phẩm này là có micro và loa để hỗ trợ giáo viên giảng bài mà không cần phải nói với âm lượng quá lớn. Thiết kế nhỏ gọn giúp thầy cô cảm thấy thoải mái, không vướng víu khi đeo và di chuyển quanh lớp.

2. Làm việc điều độ, thư giãn nghỉ ngơi khi mệt mỏi

Với cường độ đi lại và đứng liên tục trong quá trình làm việc, các thầy cô rất cần được nghỉ ngơi khi kết thúc giờ giảng. Thầy cô có thể tận dụng quãng nghỉ giữa giờ để uống cốc nước ấm và thư giãn đầu óc thảnh thơi trước khi bắt đầu tiết học mới.

Giáo viên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, thầy cô cũng có thể lựa chọn cho những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, có lợi cho xương khớp tay chân như Yoga, thiền... Hoạt động massage cơ thể, ngâm chân tay trong bồn nước ấm cũng rất cần thiết để thầy cô hồi phục sức khỏe cho ngày làm việc kế tiếp.

>>> Bài thuốc trị bệnh xương khớp, huyết áp hiệu quả.

3. Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

Người giáo viên nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho thanh quản và đường hô hấp, như rau xanh, trái cây, cũng như các thực phẩm lỏng, dễ nuốt. Thầy cô tránh uống nước lạnh, ăn đồ chiên xào, cay nóng, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, các thầy cô cũng có thể sử dụng thêm những loại thuốc, thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Những thực phẩm này đặc biệt hữu ích khi thầy cô đang bị suy nhược, stress hay căng thẳng đầu óc.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã đem lại những thông tin hữu ích liên quan tới những căn bệnh mà giáo viên thường hay mắc phải, cũng như cách để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại về sức khỏe mà chúng có thể gây ra. Chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, vững tay chèo để đưa lớp lớp thế hệ học sinh cập bến tương lai!

Đánh giá bài viết
5 1.161
Sắp xếp theo

    Bệnh thường gặp

    Xem thêm