Phân biệt 2 loại chứng chỉ của giáo viên

Để đáp ứng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, về tiêu chuẩn trình độ, đào tạo, giáo viên phải đáp ứng thêm một số chứng chỉ nghiệp vụ. Vậy hiểu thế nào cho đúng về các loại chứng chỉ dành cho giáo viên? Mời các bạn tham khảo.

Giáo viên bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào?

1/ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Ngoài ra, theo quy định tại bốn Thông tư mới về giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên phải đáp ứng:

Giáo viên

Yêu cầu - điều kiện

Căn cứ

THPT hạng II

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.

Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2021

THPT hạng III

Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT

THCS hạng II

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 03 năm 2021

THCS hạng III

Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Tiểu học hạng II

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT

Tiểu học hạng III

Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 02 năm 2021

2/ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Căn cứ theo các Thông tư mới về giáo viên sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là yêu cầu phải có của giáo viên các cấp tương ứng với các hạng. Ví dụ:

- Giáo viên tiểu học hạng I phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I; giáo viên tiểu học hạng II phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II…

- Giáo viên mầm non hạng I phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I; Giáo viên mầm non hạng II phải có chứng chỉ giáo viên mầm non hạng II…

3/ Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Hiện nay, theo quy định tại bốn Thông tư liên tịch số 20, 21, 22 và 23, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như sau:

- Đạt trình độ ngoại ngữ tính theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam theo yêu cầu. Giáo viên dạy ngoại ngữ thì yêu cầu thêm chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai theo yêu cầu.

- Chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

- Chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Từ 20/3/2021 trở đi, khi bốn Thông tư mới có hiệu lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức “bãi bỏ” các yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học này.

Tuy nhiên, việc bỏ hai loại chứng chỉ này không đồng nghĩa giáo viên sẽ không cần phải trau dồi, nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học. Bởi theo quy định của bốn Thông tư mới, yêu cầu về ngoại ngữ, tin học được bổ sung tại tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên:

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Từ phân tích trên, giáo viên cần phải có chứng chỉ:

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trong một số trường hợp nêu trên;

- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng của giáo viên.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khác chức danh nghề nghiệp thế nào?

Theo phân tích ở trên, sắp tới đây, giáo viên phải có hai loại chứng chỉ gồm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt hai loại chứng chỉ này:

Tiêu chí

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Căn cứ

- Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT

- Thông tư 46/2012/TT-BGDĐT về Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

Định nghĩa

Là một loại chứng chỉ được cấp cho người có bằng tốt nghiệp đại học để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.

Là một trong những điều kiện để giáo viên đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Đối tượng

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành học phù hợp với các môn học được dạy ở trường THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT.

- Người cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng cấp học, trình độ đào tạo để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.

Giáo viên cần có để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng đang giữ.

Điều kiện cấp

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hoàn thành chương trình bồi dưỡng trong thời gian tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần.

Hình thức

Hình thức tín chỉ

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Nội dung bồi dưỡng

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng cụ thể.

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.

- Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

....................................................

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Phân biệt 2 loại chứng chỉ của giáo viên. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Dành cho giáo viên

Đánh giá bài viết
1 211
Sắp xếp theo

Văn bản giáo dục

Xem thêm