Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020
Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt 3 hiệu quả, hệ thống lại kiến thức căn bản của môn học và rèn luyện kĩ năng giải đề thi lớp 3 hiệu quả nhất.
Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
1. Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm).........................................
(HS bốc thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi do GV nêu)
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (4 điểm) Trong thời gian 30 phút.
* Đọc thầm bài: “Giọng quê hương” (SGKTV3 – T1) Trang 76, sau đó khoanh vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
a. Cùng ăn với ba người trong quán.
b. Cùng ăn với ba người thanh niên.
c. Cùng ăn với bà chủ quán.
2/ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
a. Vì Thuyên và Đồng mời uống nước.
b. Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
c. Vì Thuyên có giọng nói miền Bắc.
3/ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
4/ Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
a.
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khê
Chân đi như đập đất.
(Trần Đăng Khoa)
a1. Cái sừng nó vênh vênh.
a2. Chân đi như đập đất.
a3. Nó cao lớn lênh khênh.
b.
Cây cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi.
(Ngô Viết Dinh)
b1. Cây cao, cao mãi.
b2. Tàu cau vươn như tay vẫy.
b3. Hứng làn mưa rơi.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I/ VIẾT CHÍNH TẢ: (5 điểm): Thời gian: 15 phút
Viết chính tả nghe viết bài “Đêm trăng trên Hồ Tây”
Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt.
AI / TẬP LÀM VĂN: (5 điểm). Thời gian: 35 phút
1) Đề bài: Dựa vào gợi ý sau viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
* Theo gợi ý sau:
a/ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể . . .)?
b/ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
c/ Em thích nhất điều gì
2. Đáp án Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
HS chọn và ghi lại mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Các câu đúng:
Câu 1: 1 b ; (1điểm)
Câu 2: 2 b ; (1điểm)
Câu 3: Học sinh ghi theo cảm nhận của mình:
* Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
* Giọng quê hương gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc với quê hương.
* Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương.
(Học sinh ghi đúng đạt 1 điểm)
Câu 4: (1 điểm)
4a. Học sinh chọn câu a2 là đúng ; đạt 0,5 điểm
4b. Học sinh chọn câu b2 là đúng; đạt 0,5 điểm
Hướng dẫn cho điểm phần kiểm tra viết:
I. Chính tả
Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm. Mỗi tiếng trong bài chính tả sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (5 điểm)
- HS viết được một bức thư ngắn theo gợi ý của đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, viết chữ rõ ràng sạch đẹp đạt 5 điểm.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về chính tả mà GV cân nhắc cho điểm phù hợp với từng bài viết của HS.(4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5)
- Bài mẫu:
Quảng Ninh, ngày 20 tháng 11 năm 2005
Phương Thi thân mến.
Mình vừa mới được mệ cho đi thăm chị mình ở thành phố Hồ Chí Minh đấy! Mình sẽ kể cho Phương Thi nghe những gì mà mình biết được về thành phố lớn nhất cả nước nhé!
Chúng mình đều là dân ở thôn quê nên lần đầu tiên lên thành phố, mình ngỡ ngàng lắm! Dọc các con đường mình đi qua, người và xe cộ đông đúc như đi dự hội. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường sá thật là đẹp. Đường nào đường ấy rộng thênh thang lại được trải nhựa phẳng li. Ngã tư nào cũng có đèn tín hiệu để điều chỉnh tốc độ cho các phương tiện giao thông. Một điều mà mình thấy rõ nhất là việc thực hiện luật đi đường của người dân thành phố rất tốt. Họ tự giác chấp hành theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn, Đi, dừng, rẽ trái, rẽ phải, họ đều thực hiện nghiêm túc lắm, chứ không phải như ở quê mình tự tiện muốn đi thì đi, muốn dừng thì dừng, muốn rẽ đâu thì rẽ. Đông người và xe cộ như thế mà rất ít những vụ tai nạn. Còn nhà cửa ở đây thì đẹp lắm. Nhiều nhà cao tầng san sát nhau vươn cao lên tít trời xanh. Họ đi lên không phải bằng cầu thang mà bằng thang máy. Cuộc sống thật là sôi động, nhộn nhịp. Đấy, mình biết thế nào, mình kể cho Phương Thi thế ấy. Thôi, lần sạu mình kể chuyện đi siêu thị cho bạn nghe, vui và thú vị lắm. Giờ mình học bài đây.
Bạn gái
(Kí tên)
Hồng Hạnh
3. Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
A/ Đọc thầm:
Hũ bạc của người cha
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vô một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lo đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lo cười chảy nước mắt
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai
(Theo truyện cổ tích Chăm)
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5điểm) Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
a. Muốn con trai trở thành người có nhiều hũ bạc.
b. Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm.
c. Muốn con trai trở thành người ăn nhiều bát cơm.
Câu 2:(0,5 điểm) Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha?
a. Anh này cầm tiền của mẹ đưa đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha..
b. Đi buôn bán, được bao nhiêu tiền thì để dành không dám ăn uống gì.
c. Xay thóc thuê, xay một thúng thóc trả công 2 bát gạo. Anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành dụm chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Câu 3: (1 điểm) Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?
Vì sao
a. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì tiền đó do anh vất vả kiếm được.
b. Người con vẫn thản nhiên như không vì tiền đó không phải do anh làm
ra.
c. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì đó là tiền mẹ anh cho.
Câu 4: (1 điểm) Ý nào dưới đây nói lên ý nghĩa của truyện?
a. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con người.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5: (1 điểm) Trong câu "Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là:
a. Vất vả.
b. Đồng tiền.
c. Làm lụng
A. CHÍNH TẢ: 15 phút
Bài viết: SGK Tiếng Việt 3 trang 49 tập 1
Ngày khai trường
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng.
B. TẬP LÀM VĂN: (25 phút)
Đề: Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) giới thiệu về tổ em dựa vào các gợi ý sau:
1. Tổ em gồm những bạn nào?
2. Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
3. Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt
4. Đáp án Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
1. BÀI ĐỌC HIỂU
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | b | c | a | c | c |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 1 |
1. Chính tả: (5 điểm)
- HS nghe viết chính xác được bài chính tả trong 15 phút. Không mắc quá 5 lỗi (lỗi trùng trừ một lần), viết đúng quy tắc chính tả, kỹ thuật viết liền mạch, viết hoa đúng theo quy định, chữ viết đều nét, thẳng hàng trình bày đúng thể loại văn xuôi (ghi 5 điểm)
- HS viết không đạt một trong các yêu cầu trên GV trừ từ 0,5 điểm trở
lên
2. Tập làm văn: (5 điểm)
- Giới thiệu được tổ của mình, nêu được đặc điểm nổi bật của các bạn trong tổ, nêu các hoạt động của tổ đạt được trong tháng vừa qua.
- Trình bày đúng đủ yêu cầu của bài Tập làm văn, chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả, trình bày đẹp.
- Mắc một trong các lỗi trên trừ dần từ 0,25 trở đi
Bài mẫu:
Mẫu 1
Lớp chúng em có 32 bạn tất cả, được chia thành bốn tổ và tổ em là tổ 3. Tổ của em gồm tám bạn: em (Minh Tú), Hà Trang, Đức Minh, Thùy Anh, Tiến Dương, Bảo Nam, Mai Hương và Hoàng Vân. Trong đó em là tổ trưởng của tổ 3. Trên lớp, tổ em là tổ có thành tích học tập xuất sắc nhất. Học kì I vừa qua, có năm bạn đạt học sinh giỏi, còn ba bạn còn lại đạt học sinh khá. Mỗi tuần, cả tổ thường đến nhà em để học nhóm. Bài tập nào khó, chưa giải đáp được, các bạn đều cùng trao đổi, bàn luận rất sôi nổi với nhau cho đến khi có kết quả mới thôi. Chính vì thế mà kết quả học tập của tổ em mới đạt loại tốt như vậy.
Mẫu 2:
Em là một thành viên của tổ 1 lớp 3A2. Tổ em gồm có sáu bạn: Phương Linh, Thành Chung, Mạnh Thắng, Thanh Thảo, Hải Đăng và em – Thảo Vy. Các bạn trong tổ em đều rất đoàn kết và thường hay giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Thanh Thảo là người học giỏi nhất, cho nên bạn ấy là tổ trưởng tổ em. Chúng em thường thảo luận các bài học vào giờ ra chơi. Các bạn nam tổ em tuy hay đùa nghịch nhưng trong giờ học lại là những bạn phát biểu sôi nổi nhất lớp. Em rất vui và tự hào về tổ 1 của em. Hy vọng sang năm lên lớp 4 chúng em vẫn sẽ là một tổ để cùng nhau học tập.
5. Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
A. Kiểm tra đọc Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
1. ĐỌC THẦM:
Đà Lạt
Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo ... trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.
Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa.
Tập đọc lớp 3 - 1980
Em đọc thầm bài "Đà Lạt" để trả lời các câu hỏi sau: (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của câu 1, câu 2)
Câu 1: Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào?
a. mát mẻ, khoáng đãng
b. nắng chói chang
c. lạnh lẽo, rét buốt
Câu 2: Từ ngữ chỉ đặc điểm của trái cây ở Đà Lạt là:
a. mơn mởn
b. trĩu quả
c. mát rượi
Câu 3:
a/ Em hãy tìm 2 từ chỉ sự vật quê hương:
............................................. ................................................
b/ Em hãy đặt câu với từ vừa tìm được:
......................................................................................................
Câu 4: Em hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Đà Lạt có rất nhiều các loài hoa như hoa hồng hoa lan hoa mimosa.
Câu 5: Em hãy tìm vả ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu:
"Mặt nước hồ Xuân Hương phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu."
...............................................................................................................
B. Kiểm tra viết Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): Thời gian 15 phút.
Bài "Cửa Tùng" (Sách Tiếng Việt 3/tập 1, trang 109), học sinh viết tựa bài, đoạn "Từ cầu Hiền Lương ... ba sắc màu nước biển."
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
II. TẬP LÀM VĂN: (25 phút)
Đề bài: Em hãy một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể về tổ em.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nhằm hỗ trợ các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi môn Tiếng lớp 3 hiệu quả hơn, VnDoc.com xin tổng hợp và xin giới thiệu đến các em các đề thi ôn tập Tiếng Việt 3, giúp các em biết được hình thức ra đề thi, biết được dạng bài tập và câu hỏi trong đề như thế nào để tập làm quen với các mẫu đề thi của các năm trước đó.
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.