Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng. Tài liệu gồm 4 đề thi thử môn Ngữ văn của trường THPT Quang Trung, đi kèm với mỗi đề thi là đáp án và thang điểm chi tiết để các bạn học sinh đối chiếu kết quả bài là của chính mình.

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn số 1

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc
(Tác giả: Mai Văn Phấn)

Tháng ngày gương lược về đâu
Chân trời để xõa một màu cỏ non
Các cô nằm lại trên cồn
Những chùm bồ kết khô giòn trong cây
Khăn thêu những dấu tay gầy
Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời
Người ơi, tôi lại gặp người
Hơi bom còn thổi rụng rời cát khô
Nhang này quặn nỗi đau xưa
Tôi nay, tôi của cơn mưa về nguồn

(Cầu nguyện ban mai, NXB Hải Phòng, 1997)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: "Tháng ngày gương lược về đâu"? (0,5 điểm)

Câu 3. Những câu thơ nào hàm ý chỉ sự hi sinh của các cô gái trẻ? Anh/chị hiểu như thế nào về những câu thơ ấy? (1,0 điểm)

Câu 4. Bài thơ nhắn gởi điều gì? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ bài thơ trích trong phần Đọc – hiểu. Anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp và Mĩ?

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích tùy bút cùng tên của Nguyễn Tuân. Qua đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi miêu tả con người.

20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn số 1

I. Đáp án phần ĐỌC HIỂU đề thi thử THPT Quôc gia môn Văn

Câu 1.

  • Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
  • Thể thơ: Lục bát

Câu 2. Biện pháp tu từ: Nhân hóa, hoán dụ

Câu 3.

Những câu thơ hàm chỉ sự hi sinh của các cô gái trẻ: Chân trời để xõa một màu cỏ non/ Các cô nằm lại trên cồn

Câu thơ Chân trời để xõa một màu cỏ non chỉ cái chết đẹp của các cô gái, họ chết để sự sống được hồi sinh. Còn câu "Các côn nằm lại trên cồn" chỉ nơi hi sinh của các cô gái trẻ.

Câu 4 Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến một số nội dung như sau:

  • Bài thơ là nén nhang thơm đầy thành kính của tác giả trước mộ của các cô thanh niên xung phong hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc.
  • Bài thơ là lời tự nhủ tác giả cũng như là lời nhắn nhủ đến bao người, bao thế hệ trẻ về thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn".

II. Đáp án phần LÀM VĂN đề thi thử THPT Quốc gia

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ: về lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp và Mĩ

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp và Mĩ

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động

  • Nêu vấn đề: Kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt biết bao chiến sĩ dũng cảm đã hi sinh cho đất nước.
  • Bàn luận:
    • Là những người được hưởng thành quả từ sự hi sinh chúng ta cần ghi lòng tạc dạ công lao của những thế hệ đi trước đã ngã xuống cho đất nước.
    • Cần trân trọng và tự hào về lịch sử dân tộc.
    • Mỗi thế hệ thanh niên hiện nay cần ra sức giữ gìn nền hòa bình, độc lập mà biết bao người đã đổi xương máu mới có được. Phải xống xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước...
  • Bài học nhận thức và hành động:
    • Góp sức xây dựng đất nước tươi đẹp hơn.
    • Nỗ lực học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
    • Sẵn sàng đứng lên khi đất nước kêu gọi, cầm chắc tay súng để bảo vệ hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích.

Bình luận ngắn gọn về quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi miêu tả con người.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích; quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi miêu tả con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật người lái đò sông Đà:

  • Nguyễn Tuân là nhân vật lớn, là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, cá tính độc đáo, đặc biệt thành công ở thể tùy bút.
  • Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà gồm 15 bài tùy bút. Đây là kết quả của nhiều dịp ông đi thực tế ở Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp
  • Cùng với hình tượng sông Đà, người lái đò sông Đà là một hình tượng nổi bật, ấn tượng của tùy bút.

* Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích:

  • Phẩm chất:
    • Trí dũng, tài hoa: bình tĩnh đương đầu với trùng vây đá dữ dội, hiểm độc, nhắm đúng luống sinh mà đi, biết đổi chiến thuật ở từng vòng thạch trận để đưa thuyền lao vun vút
    • Phong thái ung dung, bình dị: xem những thử thách vừa qua rất bình thường, ung dung đốt lửa, nướng cơm, bàn về cá... sau cuộc chiến khốc liệt với thác đá sóng nước
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: so sánh, ví von, liên tưởng độc đáo, bất ngờ; từ ngữ phong phú, sống động, gợi hình gợi cảm; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu.

* Bàn luận về quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi miêu tả con người:

  • Có ý thức cao tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất
  • Tiếp cận con người trên phương diện tài hoa, nghệ sĩ nên mỗi nhân vật đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình
  • Thể hiện được khả năng tuyệt vời trong sự quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú và tư duy liên tưởng so sánh bất ngờ

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Tham khảo thêm: Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn số 2

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên mộ của một giáo sư người Anh ở cung điện Westminster có viết những lời sau đây: Khi tôi còn trẻ và tự do, trí tưởng tượng của tôi không có giới hạn, tôi đã mơ về việc có thể thay đổi cả thế giới. Khi tôi lớn hơn và khôn ngoan hơn, tôi nhận ra thế giới sẽ không thay đổi và tôi quyết định chỉ thay đổi đất nước mình. Nhưng ngay cả đất nước tôi cũng vậy, dường như không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào tuổi xế bóng và với nỗ lực cuối cùng đầy tuyệt vọng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình mình, những con người gần gũi với tôi nhất nhưng họ vẫn là họ và vào giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi chợt nhận ra nếu tôi thay đổi bản thân trước thì có lẽ tôi có thể thay đổi được gia đình mình. Có được sự khích lệ và tình cảm của họ, tôi có thể làm cho đất mình tốt đẹp hơn và biết đâu tôi đã có thể thay đổi được cả thế giới.

Những người gặp khó khăn trong các mối quan hệ thường chỉ nhìn vào người khác chứ không chịu nhìn nhận bản thân để giải thích vấn đề. Để thay đổi khiếm khuyết nào của bản thân, chúng ta phải xem lại chính mình và sẵn sàng chấp nhận. Nhà phê bình Samuel Johnson khuyên: "Những người không hiểu biết nhiều về con người thường lãng phí cả cuộc đời tìm kiếm hạnh phúc bằng cách thay đổi mọi thứ mà quên mất phải thay đổi chính con người mình. Nỗ lực của họ không mang lại kết quả mà còn nhân lên sự đau khổ".

(Trích Johnson Maxwell, Thuật đắc nhân tâm, NXB Lao động, 2016, tr.48-49)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Tóm tắt quá trình chuyển biến về nhận thức của giáo sĩ người Anh trong đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 4. Theo tác giả trong đoạn trích, trong các mối quan hệ xã hội, việc quan sát chính bản thân của mỗi người có vai trò như thế nào? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm được nêu trong văn bản dẫn ở phần Đọc – hiểu trên đây: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích "Đất Nước" (Trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa...
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.118)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ Văn số 2

I. Đáp án phần ĐỌC HIỂU đề thi thử THPT Quôc gia môn Văn

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2 "Những người không hiểu biết nhiều về con người thường lãng phí cả cuộc đời kiếm tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi chính con người mình"

Câu 3 Khi còn trẻ, giáo sĩ người Anh mơ ước thay đổi cả thế giới, rồi thu hẹp ước mơ muốn thay đổi đất nước, rồi hẹp hơn nữa, muốn thay đổi gia đình và người thân. Nhưng đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông mới nhận ra điều quan trọng là phải thay đổi bản thân mình.

Câu 4 Theo tác giả, trong các mối quan hệ xã hội, cần xuất phát từ bản thân để lí giải mọi vấn đề, thay đổi các khiếm khuyết của bản thân, thay đổi chính bản thân mình. Từ thay đổi chính bản thân, chúng ta sẽ thay đổi thế giới.

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

II. Đáp án phần LÀM VĂN đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: "Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia".

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn giới thiệu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động

* Giải thích: "Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia" khẳng định mỗi người phải tự ý thức cá nhâ. Nghĩa là tự quan sát, đánh giá, phán xét bản thân về mọi mặt: Ưu, nhược điểm, năng lực, hạn chế, đúng sai của bản thân...Tự ý thức giúp ta hoàn thiện bản thân, có khả năng tự thích ứng tốt với cuộc sống trước, sau đó mới tùy theo sức mà nghĩ tới chuyện thay đổi thế giới ngoài kia.

* Bàn luận:

  • Khi còn bé chúng ta thường muốn mọi người làm theo ý mình. Nhưng khi lớn lên, chúng ta nhận ra yêu cầu, đòi hỏi người khác phải như ý riêng của chúng ta sẽ khiến chúng ta phiền muộn, mệt mỏi, bế tắc. Đòi hỏi người khác làm ý ta là một đòi hỏi vô lí. Người khác chỉ thực sự thay đổi khi bản thân họ muốn. Muốn mọi sự tốt đẹp bạn phải xem xét và điều chỉnh chính bản thân mình.
  • Tuy nhiên, khi chúng ta thay đổi bản thân để sống tốt với người khác có thể chúng ta vẫn bị gặp những điều đau khổ, những chuyện bất công. Nhưng nghĩ đó là thử thách cho khát vọng hướng thiện của bản thân khiến chúng ta bình tâm hơn.

* Bài học nhận thức, hành động: Chỉ có tự ý thức bản thân thì chúng ta mới xử lí tốt các mối quan hệ xã hội, đánh giá đúng ta và người, định hình những nét tính cách tốt đẹp của bản thân, hoàn thiện bản thân. Khi mỗi chúng ta cố gắng sống tốt thì cuộc sống xã hội cũng dần trờ nên tốt đẹp hơn. Và đó chính là lúc chúng ta có cơ hội để thay đổi người thân, gia đình, đất nước mình và thế giới.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 Cảm nhận đoạn thơ "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi...Đất Nước có từ ngày đó" trong đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đoạn thơ "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi...Đất Nước có từ ngày đó" trong đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

  • Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức tại Huế. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giwuax cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.
  • Đoạn trích "Đất Nước" thuộc phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng". Đây là một đoạn trích hay về đề tài quê hương, đất nước.
  • Chín câu thơ trên là sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở phương diện phong tục tập quán, lịch sử lâu đời của dân tộc.

* Phân tích chín câu thơ

  • Đất Nước gắn liền với những câu chuyện cổ tích, ca dao.
  • Đất Nước gắn liền với truyền thống văn hóa, phong tục của người Việt
  • Đất Nước gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
  • Đất Nước gắn liền với những thứ bình dị, nhỏ bé, gắn bó với cuộc sống trong mỗi gia đình.

* Bàn luận

  • Đoạn thơ đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian.
  • Nhiều hình ảnh giàu sức gợi
  • Giọng điệu của đoạn thơ là giọng tâm tình thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

⇒ 6 bài Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn số 3

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ ạ, nếu kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…

Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc - việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều... Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”

(Trích Thư gửi mẹ hiền - Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 9 Báo Dantri.com ngày 20/10/2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”. (1,0 điểm)

Câu 3. Theo anh chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước của mình.

“Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn trích trên gợi cho anh chị điều gì tâm đắc nhất (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Từ đó, bình luận ngắn gọn về thông điệp nhân sinh sâu sắc của tác giả gửi gắm trong vở kịch này.

5 bài văn phân tích mẫu Hồn Trương Ba xác hàng thịt

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn số 4

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lịch sự với người bắt đầu bằng lịch sự với mình, và lịch sự vói mình bắt đầu từ lịch sự với thân thể, với bề ngoài, quần áo, cử chỉ, nói năng, đi đứng.

Trong mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm, cái miệng là sứ giả đặc biệt của lịch sự. Hơn ba mươi năm trước, khi lần đầu về lại quê hương sau chiến tranh, tôi nhớ quay quắt một tiếng dường như biến mất trên môi mọi người, tiếng “cảm ơn”.

Cái miệng mở ra một tiếng “cảm ơn” đem vui biết bao cho người nhận, mà cũng tỏ ra nỗi vui biết bao trong lòng người cho. Lịch sự là đem vui đến cho người và cho mình.

Hãy nhìn đứa bé “cảm ơn” khi mình cho nó viên kẹo: Mắt nó sáng lên, miệng nó tươi, mình cho kẹo mà tưởng như kẹo đang ngọt trong miệng mình. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng đứa bé nhận kẹo mà không nói một tiếng gì?

Cảm ơn là hai tiếng dạy con từ nhỏ để con biết mình là một thành phần của xã hội, biết có mình và có người, biết nhận và biết cho, biết chia sẻ là luật của tương giao tương thân, biết đáp lại một món quà bằng một món quà, dù nhỏ, dù chẳng có gì, nhưng trao gởi từ lòng.

Đẹp nhất của cái miệng để cho và để nhận là nụ cười. Cười khi nhận đã đẹp. Cười khi không nhận gì cả lại càng đẹp hơn vì đấy là cho vô điều kiện cái gì quý nhất của tâm hồn. Ấy là cách cho giữa hai người thương nhau. Thương ai, mình muốn người đó vui. Và cho vui, không gì bằng tự mình vui.

Đời sống lứa đôi hạnh phúc khi mỗi người biết tự thề với mình phải vui bên cạnh người kia. Mở rộng cách cho đó trong giao tiếp xã hội, lịch sự là đem vui đến cho người gần, đem vui đến cho người gặp. Ai biết cười trong mọi hoàn cảnh, người đó chữa hết mọi thứ bệnh, nhất là cái bệnh giận.

Một nụ cười xóa tan cơn giận nơi mình và nơi người khác. Lịch sự là một thứ thể thao làm nhũn đi nhưng xng động, giống như khi ta vươn vai để giãn gân cốt. Con người khác con vật ở chỗ ấy: Con vật hành động theo bản năng, hễ giận là xông tới; con người biết vượt lên trên bản năng để cư xử với nhau đẹp hơn.

Lịch sự là sự chiến thắng bản năng để vun trồng mầm mống văn hó có sẵn trong tính người. Lịch sự đó mới chính là lịch sự đích thực, lịch sự của nụ cười, không phải là thứ lịch sự rởm của cái lưng khom xuống.

(Trích Cao Huy Thuần, Một ngày lịch sự, dẫn theo http://doanhnhansaigon.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2: Tìm hai từ quan trọng nhất, xuất hiện nhiều lần nhất trong đoạn trích này. Qua đó, xác định chủ đề của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích nhận định: “Lịch sự là chiến thắng bản năng để vun trồng mầm mống văn hóa có sẵn trong tính người”? (1,0 điểm)

Câu 4. Vì sao tác giả quan niệm “lịch sự đích thực” là “lịch sự của nụ cười” ? (1,0 điểm).

⇒ Tham khảo thêm:

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020
  2. 20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Dựa vào văn bản trên anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm đông cắt dây trói cho A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm