Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Nghị luận về Sự hổ thẹn trong bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Ngữ văn 10: Dàn ý bài làm văn số 7 lớp 10 đề 4

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Dàn ý Nghị luận về Sự hổ thẹn trong bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão, với nội dung tài liệu chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh làm bài được tốt hơn. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 10: Dàn ý bài làm văn số 7 lớp 10 đề 4

Bài làm 1

1. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.

- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.

2. Thân bài

- Giải thích ý kiến thứ nhất.

- Giải thích ý kiến thứ hai.

- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).

3. Kết bài

- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.

- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.

Bài làm 2

1. Mở bài

- Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia - dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại.

- Nếu Nguyễn Khuyến “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thì Phạm Ngũ Lão lại “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kì, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng?

2. Thân bài

- Thuật hoàil à một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến.

- Hai câu thơ đầu bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Đối với ý kiến chê bai, cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó.

- Nhưng ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.

+ Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa.

+ Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình còn chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.

+ Nghĩ đến Vũ Hầu là ước mơ muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước, ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử.

+ Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy.

3. Kết bài

- Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dần tộc.

Tham khảo bài Văn mẫu: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Nghị luận về Sự hổ thẹn trong bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Học tốt Ngữ văn 11, Đề thi học kì 1 lớp 11, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm