Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Ngữ văn 10: Dàn ý bài làm văn số 5 lớp 10 đề 4

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Dàn ý Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn, nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Dàn ý bài làm văn số 5 lớp 10 đề 4 mẫu 1

Mở bài:

- Hiện nay, có hiện tượng HS ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học.

- “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một kinh nghiệm giúp bạn có thể chiếm lĩnh được môn học và ngày càng yêu thích, say mê văn chương.

Thân bài:

- Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó:

+ Mỗi nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Có 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt.

+ Khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, giáo viên đều hướng dẫn HS tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm.

Ví dụ tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

+ Việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, HS sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật.

- Phổ biến kinh nghiệm:

+ Quan niệm: nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).

+ Muốn vậy, trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.

+ Sau đó, căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.

Ví dụ: khi tìm hiểu những đoạn trích trong sử thi “Đăm Săn”, ta phải nắm được đặc trưng của sử thi anh hùng. Về nội dung: Sử thi anh hùng chủ yếu ca ngợi những nhân vật anh hùng có nhiều chiến công trong lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn sản xuất hay chiến đấu chống kẻ xâm chiếm cộng đồng. Về nghệ thuật, sử thi anh hùng thường dùng nhiều so sánh, phóng đại, trùng điệp, ngôn ngữ giàu tính hình tượng… Căn cứ vào kiến thức về thể loại đó, khi học và tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta phải tìm hiểu hai nội dung trọng tâm: thứ nhất, đó là vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong trận giao chiến với Mtao Mxây (hành động, sức mạnh, lời nói, phẩm chất anh hùng); thứ hai, là sinh hoạt của cả cộng đồng trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ngoài ra, còn phải chú trọng phân tích nghệ thuật so sánh, phóng đại, trùng điệp trong miêu tả.

+ Cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Chẳng hạn, khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…

- Đánh giá, vận dụng:

+ Kinh nghiệm nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong việc học.

+ Thúc đẩy quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức và làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu trong tay.

+ Vận dụng kinh nghiệm đó sẽ giúp HS chúng ta nắm được tác phẩm một cách dễ dàng và đặc biệt khi làm văn không lung túng, lạc đề.

Kết bài:

Môn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Rút được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương. “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một trong những kinh nghiệm như thế.

Dàn ý bài làm văn số 5 lớp 10 đề 4 mẫu 2

* Phần môn Văn

I. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà)

1. Đọc kỹ văn bản và phần chú thích

- Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK.

- Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần).

- Nếu có điều kiện, các bạn nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.

2. Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…).

3. Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.

4. Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.

II. Khi học trên lớp

1. Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là:

- Trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và sự tự tin.

- Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.

2. Ghi chép bài đầy đủ, chính xác

- Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô…

- Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ… trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.

3. Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.

III. Sau khi học

1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện.

2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.

3. Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức.

4. Các bạn giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp.

* Phần môn Tiếng Việt

1. Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.

2. Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.

* Phần môn Tập làm văn

1. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề)

- Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.

- Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận…).

- Xác định nội dung

2. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời)

- Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.

- Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau.

3. Lập dàn bài

Tác dụng:

- Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý.

- Không thừa, thiếu ý.

- Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm (viết ngắn).

Các loại dàn bài:

- Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính).

- Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ).

Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn.

- Mở bài ngắn gọn (từ 1đến 5 câu).

- Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một ý chính.

- Kết bài rút ra bài học, phát biểu cảm nghĩ cần tự nhiên chân thành, tránh hô khẩu hiệu, liên hệ gượng ép, khiên cưỡng.

Viết bài:

- Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài.

- Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.

- Tách đoạn hợp lý, có liên kết câu và liên kết đoạn văn để bài văn rõ ràng chặt chẽ.

Sau khi làm bài:

- Đọc lại bài văn.

- Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu.

- Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái.

Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm

- Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề, để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép, đạo văn.

- Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống.

Dàn ý bài làm văn số 5 lớp 10 đề 4 mẫu 3

I. Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Chia sẻ một kinh nghiệm học văn (cụ thể là học văn theo đặc trưng thể loại).

- Thể hiện đánh giá của bản thân: Đây là kinh nghiệm quan trọng và cần thiết đối với việc học văn.

II. Thân bài

1. Thực trạng của việc học văn hiện nay.

- Học sinh chán học văn, lười học văn, xem đây là một bộ môn nhàm chán, có học sinh còn làm đơn li dị đối với môn văn.

- Xem đây là môn học khó, không tìm ra được phương pháp học tập văn hiệu quả.

- Điểm số môn văn trong các kì thi, kì kiểm tra của học sinh thường rất thấp

- Người học không có niềm đam mê, hứng thú với môn Văn

2. Vì sao cần học văn theo đặc trưng thể loại.

- Văn học không chỉ là bộ môn khoa học mà còn là một loại hình nghệ thuật, vì thế cách học văn cũng có sự khác biệt với nhiều cách học đa dạng khác nhau

- Bất cứ một bài văn nào cũng được làm theo đặc trưng riêng của thể loại riêng, cách giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu một tác phẩm văn học bao cũng theo đặc trưng thể loại ấy. Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm học văn hiệu quả đó là học văn theo đặc trưng thể loại.

3. Kinh nghiệm học văn theo thể loại

- Nắm vững đặc trưng của mỗi thể loại: Tất cả các tác phẩm văn học đều được quy vào một trong ba thể loại tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi thể loại lại có phương pháp tiếp cận riêng:

+ Đối với thể loại tự sự: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,..

+ Đối với thể loại trữ tình: Ngôn ngữ, nhịp điệu, tứ thơ, mạch cảm xúc,...

+ Đối với thể loại kịch: Xung đột kịch, đối thoại giữa các nhân vật, ý nghĩ,....

- Soạn bài trước khi lên lớp theo những câu hỏi có liên quan đến thể loại

+ Tự chuẩn bị cho mình những câu hỏi có liên quan đến thể loại của tác phẩm

+ Áp dụng những câu hỏi đó vào từng tác phẩm để thấy được đặc sắc của văn bản.

- Phân chia các tác phẩm theo nhóm thể loại.

+ Từ những bài phân tích của thầy cô trên lớp, học sinh tự phân chia thành các nhóm tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau để dễ dàng học tập, so sánh, liên hệ giữa các tác phẩm.

+ Mô hình hóa cách phân chia thành đề cương hoặc sơ đồ tư duy để học tập hiệu quả hơn.

4. Ý nghĩa của việc học văn theo thể loại

- Giúp người học phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập.

- Người học có thể tự học, tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức dựa trên mẫu số chung đã có

- Nắm bắt tác phẩm một cách dễ dàng, không bị lúng túng trước một tác phẩm mới, xa lạ chưa từng được tiếp xúc.

III. Kết bài

- Khái quát lại kinh nghiệm học văn vừa trình bày

- Mở rộng vấn đề: Đây là một kinh nghiệm học văn khá hiệu quả, bên cạnh đó còn nhiều kinh nghiệm học văn khác như theo phong cách tác giả, theo từng nhóm thời kì,....

- Đưa ra lời khuyên: Học tập chủ động, tìm ra cho mình phương pháp học văn hiệu quả, phù hợp nhất.

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Học tốt Ngữ văn 11, Đề thi học kì 1 lớp 11, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm