Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi Địa lý lớp 12 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 này sẽ giúp các bạn ôn tập và hệ thống kiến thức lại hiệu quả. Đề cương gồm nhiều câu hỏi và các dạng bài tập, mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của Việt Nam?

  • Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
  • Hệ toạ độ địa lý trên đất liền:
    • Cực Bắc: 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    • Cực nam: 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
    • Cực Tây: 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
    • Cực Đông: 109o24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
  • Hệ toạ độ địa lý trên biển:
    • Vĩ độ: kéo dài đến 6050'B
    • Kinh độ: 101oĐ – 117o20'Đ tại biển Đông.
  • Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.
  • Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Câu 2: Trình bày phạm vi lãnh thổ của Việt Nam?

Vùng đất:

  • Diện tích đất liền và các hải đảo 331 212 km2.
  • Đường biên giới dài 4600 km tiếp giáp:
    • Bắc: Trung Quốc dài 1400km
    • Tây: Lào dài 2100km
    • Tây Nam: Campuchia dài 1100km

Đường bờ biển cong hình chữ S dài 3260 km chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) và có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương giáp biển.

Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ phần lớn là đảo ven bờ và 2 quần đảo xa bờ: Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).

Vùng biển: tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan và có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông bao gồm:

  • Nội thủy
  • Lãnh hải
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải
  • Vùng đặc quyền về kinh tế
  • Thềm lục địa

Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta:

  • Trên đất liền xác định bằng các đường biên giới.
  • Trên biển là ranh giới bên ngoài các lãnh hải và không gian các đảo.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam.

Về tự nhiên:

  • Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
  • Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di lưu và di cư động thực vật tạo nên tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
  • Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa - đại dương, liền kế với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
  • Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên: Bắc – Nam, miền núi - đồng bằng...
  • Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...

Về kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng:

  • Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
  • Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.

Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
  • Đồi núi thấp và đồng bằng chiếm 85% diện tích, núi cao chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.

Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

  • Địa hình được trẻ hóa và có tính phân biệt rõ rệt.
  • Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Địa hình gồm 2 hướng chính:

  • Hướng Tây Bắc - Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
  • Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hoá dày, quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 5: Trình bày đặc điểm của khu vực đồi núi và địa hình bán bình nguyên và đồi trung du?

Địa hình đồi núi chia làm 4 vùng:

Đông Bắc:

  • Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
  • Địa hình: núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
  • Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (núi cao trên 2000 m ở Thương nguồn sông Chảy, các khối núi đá vôi cao đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, trung tâm là đồi núi thấp cao trung bình 500-600 m).

Tây Bắc:

  • Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam.
  • Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các thung lũng sông.

Trường Sơn Bắc:

  • Giới hạn: Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
  • Huớng núi là hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song.
  • Địa hình: thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu: Cao ở 2 đầu (phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và đồi núi thấp Quảng Trị). Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã, ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.

Trường Sơn Nam:

  • Giới hạn: tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ.
  • Địa hình: Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan.
  • Những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
  • Phía Tây là các cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen lẫn các bán bình nguyên tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam

Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:

  • Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m, bề mặt phủ bao dần cao khoảng 200m.
  • Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Câu 6: Trình bày đặc điểm khu vực đồng bằng?

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển:

+ Đồng bằng châu thổ sông đều được thành tạo và phát triển do phù Sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

- Bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

- Bồi tụ phù sa của hệ thống sông Tiền và sông Hậu

- Diện tích: 15 nghìn km2

- Diện tích: 40 nghìn km2

- Địa hình: cao ở rìa phái Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô

- Địa hình: thấp và bằng phẳng hơn

- Có đê ngăn lũ nên chỉ có vùng ngoài đê được bồi phù sa còn vùng trong đê gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ọ trũng ngập nước

- Không có đê ngăn lũ nhưng mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Mùa lũ nước ngập trên diện rộng. Mùa khô 2/3 diện tích bị nhiễm mặn, phèn. Vùng trũng lớn: Đồng Tháp 10, Tứ giác Long Xuyên . . .

+ Đồng bằng ven biển:

  • Diện tích: 15.000 km2.
  • Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành nên đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
  • Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ
  • Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng.

Câu 7: Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội?

- Thế mạnh:

  • Khoáng sản: đa dạng (đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá . . . ). èlà nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
  • Rừng và đất trồng: tạo cơ sở để phát triển nền lâm – nông nghiệp nhiệt đới, giàu có về động - thực vật, trong đó nhiều loài quý hiếm.
  • Nguồn thuỷ năng: Sông ngắn và dốc nên có tiềm năng thuỷ điện lớn.
  • Tiềm năng du lịchnhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

  • Địa hình chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực, sông suối, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
  • Nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, mưa đá, rét hại, sương muối . . .

Câu 8: Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

- Thế mạnh:

  • Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản (nông sản chính là gạo).
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
  • Là nơi có điều kiện tập trung các thành phố, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
  • Phát triển giao thông vận tảiđường bộ, đường sông.

- Hạn chế: thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

  • ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trùng ngập nước.
  • ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn.
  • Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng.

Còn tiếp.........

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 12. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ về các môn học nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm