Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều gồm 05 đề ôn tập là tài liệu giúp các em kiểm tra kiến thức đã học ở nửa đầu kì 1 và chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 5 sắp tới được tốt hơn.

1. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 1

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh Hạ Long

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người . Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân, mùa hè.

B. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.

C. Bốn mùa.

D. Mùa hè, mùa đông.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?

A. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.

B. Rạng rỡ ở đất trời.

C. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.

D. Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?

A. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.

B. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.

C. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.

D. Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?

A. Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người. Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.

B. Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.

C. Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.

D. Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:

a. Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”

b. “Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”

…………………………………………………………………………………………

Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

"Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

II. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU - Đề số 1

I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

a. Mặt trời (1) là nghĩa gốc.

Mặt trời (2) là nghĩa chuyển.

b. Xuân (1) là nghĩa gốc.

Xuân (2) là nghĩa chuyển.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

+ Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng.

+ Chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về người bạn thân nhất của em.

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Miêu tả ngoại hình của bạn:

+ Dáng người, đôi mắt, khuân mặt… của bạn như thế nào?

+ Nước da của bạn ra sao?

+ Bạn thường hay mặc quần áo như thế nào?

- Tả tính cách của bạn:

+ Bạn là một người như thế nào?

+ Bạn đối xử với em ra sao? (cách bạn thể hiện lời nói, hành động giúp đỡ, quan tâm em…)

+ Đối với các bạn như thế nào?

+ Với gia đình bạn là người con như thế nào?

+ Đối với mọi người xung quanh bạn cư xử ra sao?

- Kỉ niệm của em với bạn:

+ Em có những kỉ niệm gì với bạn? Có kỉ niệm nào mà em nhớ nhất?

+ Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất?

+ Cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm đó?

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu lên tình cảm của em đối với bạn.

- Những lời nói, gửi gắm cho người bạn ấy.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

Từ câu 1 – Câu 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được tác giả miêu tả Hạ Long vào màu nào trong năm.

- Xác định nét duyên dáng của Hạ Long được thể hiện ở đâu.

2

C1, 2

Kết nối

- Xác định được Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa nào và giải thích được vì sao tác giả nói thế.

1

C3

Vận dụng

- Hiểu và nêu được nghĩa của câu.

1

C4

Câu 5 – Câu 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được từ đa nghĩa trong câu.

1

C5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và sử dụng được từ đồng nghĩa để đặt câu.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được ngoại hình, tính cách của bạn.

- Kể được những kỉ niệm của em với bạn

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

2. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 2

Thời gian làm bài: .... phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình mẹ

Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.

(Nguyễn Thị Dung)

Câu 1: (0,5 điểm) Người mẹ trong bài làm nghề gì?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. ở nhà nội trợ

D. Bác sĩ

Câu 2: (0,5 điểm) Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?

A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.

C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.

D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.

Câu 3: (0,5 điểm) Tình cảm của người mẹ được so sánh với gì?

A. Như vầng trăng toả sáng cuộc đời con, như dòng suối mát ru con khôn lớn.

B. Như nước trong nguồn chảy ra, như ánh mặt trời chiếu rọi.

C. Như ánh sáng mặt trời, như con thuyền chở và đưa tôi ra ngoài đại dương ...

D. Như nước trong nguồn chảy ra, như vầng trăng tỏa sáng cuộc đời con.

Câu 4: (0,5 điểm) Người con yêu mẹ điểm nào?

A. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình.

B. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

C. Yêu tình yêu thương của mẹ.

D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vả đầu tắt mặt tối.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các kết hợp từ dưới đây, nêu ý nghĩa của các từ:

(1) Đàn ngọt hát hay.

(2) Rét ngọt.

(3) Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.

(4) Khế chua, cam ngọt.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6 (2,0 điểm) Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

II. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem).

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề 2

I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

A

C

B

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

(1) Nghĩa chuyển, nghĩa là: đàn hay.

(2) Nghĩa chuyển, nghĩa là: rét đậm.

(3) Nghĩa chuyển, nghĩa là: ưa nịnh, ưa nói nhẹ nhàng.

(4) Nghĩa gốc.

Câu 6 (2,0 điểm)

Học sinh tham khảo các câu sau:

- chiếu:

  • Bố em đang lắp chiếc máy chiếu trước sân cho cả nhà cùng xem phim.
  • Mẹ em đang lựa chọn một chiếc chiếu thật đẹp để trải trước sân.

- kén:

  • Bà nội cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm vào rổ.
  • Dì Tuyết là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa mua được chiếc váy ưng ý.

- mọc:

  • Mấy hạt giống bà vừa gieo hôm qua, nay đã mọc mầm lên rồi.
  • Thấy chú Ba nhiệt tình mời mọc mãi, bà Tư cũng đồng ý sang chơi.

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Bài mẫu:

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.

Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.

Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.

Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

3. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 3

Thời gian làm bài: ... phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây lá đỏ

Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.

Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”

Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

Theo Trần Hoài Dương.

Câu 1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)

A. Chị Phương

B. Ông của Loan

C. Mẹ của Loan

D. Chị Duyên

Câu 2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)

A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét lá.

B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch

C. Vì muốn có đất để trồng nhãn

D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình

Câu 3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm)

A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.

B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.

C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình

D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

Câu 4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm)

A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.

C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác.

D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái của mình.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

Câu 6 (2,0 điểm) Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng.

- Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não.

- Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

- Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

- Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

II. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người bạn mà em quý mến.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU - Đề số 3

I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

D

C

D

B

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

a) Xếp thanh các nhóm như sau:

  • Nhóm 1: đánh trống, đánh giày, đánh trứng, đánh đàn, đánh răng, đánh cá
  • Nhóm 2: đánh tiếng, đánh bức điện, đánh bẫy

b) Giải nghĩa:

  • Nhóm 1: từ đánh chỉ hành động tác động lực vật lí trực tiếp lên đồ vật, sự vật, con vật
  • Nhóm 2: từ đánh chỉ việc sử dụng một loạt hành động, lời nói, suy tính để đạt được mục đích ban đầu

Câu 6 (2,0 điểm) Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng.

- Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não.

Thầy giáo đội vòng nguyệt quế lên đầu của người đạt số điểm cao nhất

- Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

Đầu đũa được khắc các vòng tròn nhỏ, giúp đồ vật không bị tuột ra khi gắp

- Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

→ Đầu ngõ hôm nay vắng ngắt, bởi trời vừa mưa lại còn rét.

- Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.

→ Đầu năm, mọi người nô nức đi trảy hội, du xuân.

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về người bạn mà em muốn miêu tả

- Tên bạn ấy là gì?

- Bạn ấy là bạn như thế nào của em?

Thân bài:

a. Tả hình dáng

- Chiều cao, cân nặng của bạn ấy là bao nhiêu?

- Bạn ấy để kiểu tóc gì?

- Khuôn mặt bạn ấy như thế nào?

- Đôi mắt của bạn ấy có màu gì?

- Nụ cười của bạn ấy có gì đặc biệt?

- Trang phục đi học, đi chơi của bạn ấy thế nào?

b. Tả tính cách, hoạt động

- Tính cách của bạn ấy như thế nào?

- Tính cách ấy được thể hiện qua những hành động gì?

- Những người xung quanh nhận xét bạn ấy thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn ấy?

Kết bài: Tình cảm của em đối với người bạn đó

- Em cảm thấy như thế nào khi chơi với bạn đó?

- Kì vọng, mong muốn của em dành cho tình bạn của hai người là gì?

Bài tham khảo 1:

Nhanh thật! Thế là đã ba năm rồi kể từ khi Minh Thúy chuyển sang học ở lớp em và trở thành bạn thân nhất của em.

Minh Thúy vóc người thon nhỏ, hơi gầy. Da bạn trắng mịn, đôi mắt lá răm tinh, sắc và miệng như mỉm cười làm cho mọi người dễ mến. Minh Thúy rất vui tính, hay hát và có giọng hát hay, ngọt ngào, ấm áp, pha chút tinh nghịch. Làm gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, tay thoăn thoát, miệng luôn vui đùa. Đến nhà bạn. Tính bạn xởi lởi, quý bạn bè, khiêm tốn và nhường nhịn cho nên chưa hề cãi cọ với ai. Bạn chăm học chăm làm, sẵn sàng giúp bạn. Trong lớp có bạn nào ốm không đi học được là Minh Thúy biết ngay và tranh thủ đến thăm dù bạn đó không phải là người cùng tổ. Minh Thúy thường chép hộ bài vào vở và cùng ôn lại bài bạn bị mất. Chúng em thường “bắt” Minh Thúy kể chuyện vì bà của bạn công tác ở Hội nhà văn có nhiều sách hay và khó kiếm. Minh Thúy đọc nhanh và nhớ rất tốt các tình tiết. Lúc bạn kể, chúng em xúm xít vây quanh đến nỗi đám ở giữa phải đẩy bớt mấy đứa ra ngoài cho đỡ chật. Tất cả ồ lên kinh ngạc khi Minh Thúy kể về Pô-rê-hê đánh nhau với sư tử và lợn rừng hoặc bò ra mà cười nghe những chuyện oái oăm, bất ngờ trích trong cuốn Con cái chúng ta giỏi thật! của nhà văn hài hước Thổ Nhĩ Kì.

Em rất quý mến Minh Thúy. “Gần đèn thì sáng”, em thầm hứa sống chan hoà, cởi mở, vui vẻ với mọi người như Minh Thúy.

Bài tham khảo 2:

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng người bạn mà em yêu quý nhất là Minh Trang.

Minh Trang năm nay vừa tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Minh Trang thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

Minh Trang luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Minh Trang rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Trang thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuổi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Trang đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Minh Trang là tấm gương sáng để em và các bạn noi theo. Em sẽ cùng với bạn ấy học tập thật tốt, cùng với bạn ấy vui chơi, chúng em sẽ cùng nhau gìn giữ tình bạn đẹp này mãi mãi.

4. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 4

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI PHÁT MINH RA TÀU THUỶ

Rô-bớt Phun-tơn là một kĩ sư người Mỹ đã phát minh ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Ngay từ hồi còn nhỏ, vốn đam mê kĩ thuật, ông thường tự nêu lên các thắc mắc và tìm cách giải quyết bằng được mới thôi.

Năm 13 tuổi, một lần chèo thuyền đi câu cá với bạn, cậu bé Phun-tơn thấy công việc chèo thuyền thật vất vả, nhất là khi ngược gió. Cậu nói:

– Nếu có thể có cái gì đó làm thay việc chèo thuyền thì hay biết mấy!

Bạn cậu cười:

– Xem kia! Hàng trăm năm nay con người vẫn chèo thuyền đấy thôi, muốn thay đổi e là quá khó.

Những lời nói đó không những không làm cậu nản lòng, ngược lại càng kích thích cậu tìm tòi, suy nghĩ. Ngày hôm sau, cậu lại ra sông chơi, ngồi trên con thuyền nhỏ, vừa suy nghĩ vừa thả chân xuống nước đạp qua đạp lại, không ngờ con thuyền trôi được một đoạn khá xa. Ngạc nhiên quá, cậu liền bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ra máy móc thay cho hai chân đẩy thuyền đi.

Mười ngày sau, cậu bé đã chế tạo ta một món đồ chơi rất kì lạ. Đó là hai bánh xe đạp nước có hình dáng giống cái cối xay gió được gắn với một động cơ điện. Cậu nối món đồ ấy vào đuôi thuyền, dùng tay quay mấy cái, lập tức nó phát ra âm thanh "bru bru bru...". Mặt nước gợn sóng đẩy con thuyền tự động tiến về phía trước, nhanh hơn chèo bằng sào. Mọi người đổ ra xem và tranh nhau ngồi thử.

Liên tục cải tiến phát minh của mình, đến năm 43 tuổi, Phun-tơn đã chế tạo ra con tàu sử dụng động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới.

(Theo 100 câu chuyện hay dành cho bé trai)

Câu 1. (0,5 điểm) Cậu bé Phun-tơn có ý tưởng gì khi đi câu cá?

A. Chế tạo ra máy móc làm thay con người việc chèo thuyền. B. Chế tạo ra cối xay gió.

C. Cải tiến các động cơ điện. D. Chèo thuyền bằng sào.

Câu 2. (0,5 điểm) Hành động nào giúp cậu tìm ra giải pháp?

A. Tranh luận với bạn về khả năng thực hiện ý tưởng.

B. Ngày ngày ra sông ngắm những con thuyền qua lại.

C. Ngồi trên thuyền thả chân xuống nước đạp qua đạp lại.

D. Để cho thuyền câu tự trôi trên sông.

Câu 3. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng những việc Phun – tơn đã làm để phát minh ra tàu thuỷ.

A. Ông đam mê kĩ thuật, thường tự nêu lên các thắc mắc và tìm cách giải quyết bằng được mới thôi.

B. Ông có ý tưởng khi vui chơi.

C. Ông bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ra máy móc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm

A. Thương người như thể thương thân

B. Có chí thì nên

C. Gan vàng dạ sắt

D. Lá lành đùm lá rách

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tìm nghĩa gốc của từ mũi và các nghĩa chuyển của nó chỉ bộ phận của dụng cụ hay vũ khí.

  • Nghĩa gốc của từ mũi
  • Nghĩa chuyển

…………………………………………………………………………………………...........................

…………………………………………………………………………………………...........................

Câu 6 (2,0 điểm) Viết 1 - 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:

a. Đánh dấu các ý liệt kê.

…………………………………………………………………………………………...........................

b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

…………………………………………………………………………………………...........................

II. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả bác bảo vệ trường em.

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

………………………………………………………………………………………….........................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

I. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

C

D

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

- Nghĩa gốc của từ mũi: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống dùng để thở, ngửi.

- Nghĩa chuyển: mũi thuyền, mũi kim , mũi giày, mũi kéo , mũi cà mau ....

Câu 6 (2,0 điểm)

Cây chuối có rất nhiều công dụng:

- Quả dùng để ăn.

- Lá dùng để gói bánh

- Thân dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

b. Chuyến tàu Hà Nội – Vinh đã khởi hành lúc 6 giờ sáng.

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Dàn ý:

I. Mở bài

  • Bác Bảy mà em thường gặp là một người rất vui tính.
  • Bác là nhân viên bảo vệ trường của em.

II. Thân bài

a. Tả ngoại hình

  • Ngoài năm mươi tuổi.
  • Dáng người cao, khỏe.
  • Khuôn mặt vuông vức.
  • Quai hàm bạnh.
  • Đôi mắt sáng, hiền từ.
  • Mặc bộ quần áo ka ki màu xanh lam; có phù hiệu trên vai.

b. Tả tính tình, hoạt động

  • Nhanh nhẹn, cởi mở tận tình phục vụ.
  • Giọng nói dõng dạc khi gọi và nói chuyện với mọi người.
  • Bác rất tỉ mỉ với công việc bảo vệ.

III. Kết bài

  • Bác là người rất yêu công việc, có trách nhiệm với công việc.
  • Em học tập ở bác đức tính cẩn thận, chu đáo.
  • Em rất kính trọng bác.
  • Em mong công việc của bác thật thuận lợi, đạt kết quả cao như bác từng mong muốn.

Tả bác bảo vệ trường em

Trường của em có đến 5 bác bảo vệ, mỗi bác phụ trách những công việc ở vị trí khác nhau, trong số các bác bảo vệ em yêu quý nhất bác Bảy, bởi bác là một người rất vui tính.Bác Năm mới ngoài 50 tuổi nhưng vì một tai nạn không mong muốn mà bác bị mất đi một ngón tay trỏ, sức khoẻ cũng giảm đi nhiều. Bác Bảy có màu da rám nắng, khuôn mặt nhiều nếp nhăn và thoáng gợi buồn, chắc hẳn bác rất hay suy nghĩ và phải vất vả lo toan. Đã nhiều lần em bắt gặp bác Năm ngồi trên chiếc ghế tròn trước cổng trường, ánh mắt nhìn ra xa xăm nghĩ ngợi rồi thở dài. Nhìn vậy ai cũng tưởng rằng bác là người trầm tính, khó gần thế nhưng bác lại rất vui tính, bác hay bắt chuyện với học sinh và rất hay cười với chúng em. Giờ ra chơi chúng em chơi nhiều trò bác cũng ra xem rồi làm trọng tài cho chúng em, có những bạn hay nghịch ngợm đã nhiều lần bị bác trêu bế vác lên. Bác là một người ấm áp, luôn nhẹ nhàng nhắc nhở chúng em quàng khăn đỏ, sơ vin quần áo hoặc kéo khoá cặp sách, em cảm nhận được bác Năm yêu thương những bạn nhỏ như chính con, cháu của mình.

Em rất yêu quý và kính trọng bác Bảy. Hình ảnh của bác đã gắn liền với ngôi trường đầu tiên em học, và em sẽ mãi nhớ về mái trường, thầy cô, bạn bè và cả bác bảo vệ.

5. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 5

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng vườn

Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.

Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tính khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thuỷ tiên thu nhỏ. Hoa bười là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương toả từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ oà ra những chùm lộ biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán lá cây vườn mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

(Theo Ngô Văn Phú)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0,5 điểm) Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ,” ý nói gì?

a - Mùa xuân chưa về

b - Mùa xuân đã về rồi

c - Mùa xuân về lúc nào không rõ

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.”

a - Vì hình đáng hoa muỗm giống chiếc đồng hồ

b - Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về

c - Vì hoa muôm thường nở vào một giờ nhất định

Câu 3. (0,5 điểm) Dòng nào ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài ?

a - Hoa muỗm, hoa nhài, hoa chanh

b - Hoa muỗm, hoa bưởi, hoa xoan

c - Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi

Câu 4. (0,5 điểm) Tác giả có ấn tượng nhất với loài cây nào trong vườn ?

a - Cây xoan

b - Cây muỗm

c - Cây chanh

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5: (2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Không có châncánh

Mà lại gọi: con sông?

Không có có cành

Lại gọi là: ngọn gió?

a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.

M: Rừng là phổi xanh của trái đất.

Câu 6 (2 điểm) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a) Vàng:

- Giá vàng trong nước tăng đột biến

- Tấm lòng vàng

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b) Bay:

- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

- Đàn cò đang bay trên trời

- Đạn bay vèo vèo

- Chiếc áo đã bay màu

II. Tập làm văn:

Câu 7: (4 điểm) Em hãy viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

C

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

- Chân: nghĩa gốc

- Cánh: nghĩa gốc

- Lá: nghĩa gốc

- Ngọn: nghĩa chuyển

b. Đặt câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển:

– Cầu vồng sau mưa như mọc từ chân núi.

Cánh đồng lúa vào mùa chín thơm cả một vùng quê.

cờ Tổ quốc tung bay trên nóc nhà.

– Bên bếp, những ngọn lửa bập bùng cháy.

Câu 6 (2,0 điểm)

a)

- Giá vàng: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Tấm lòng vàng: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Lá vàng: Từ đồng âm

b)

- Cầm bay trát tường: Từ đồng âm

- Đàn cò bay: từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Đạn bay: từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Bay màu: từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Ông nội của em là một người vô cùng đáng kính. Có thể nói rằng, ông không chỉ là ông nội của em, mà còn là một người thầy, một thần tượng để em noi theo và học hỏi.

Ông của em năm nay 65 tuổi nhưng trông vẫn rất trẻ và vô cùng khỏe mạnh. Lúc còn trẻ, ông là bộ đội và đã từng tham gia chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Ông có vẻ ngoài không quá cao lớn và vạm vỡ, nhưng khăp người ông là một sức mạnh rất đáng nể. Từ khi về hưu đến giờ, ông vẫn giữ thói quen chạy bộ mỗi sáng và tập võ vào buổi chiều. Ông cũng luôn giữ các kỉ luật và có lối sống lành mạnh. Ông cũng đã uốn nắn và dạy dỗ em theo tác phong quân đội đó. Nhờ vậy mà em có thể đánh võ và có sức khỏe tốt.

Nay đã ngoài sáu mươi, nhưng tóc ông cũng mới chỉ có lưa thưa vài sợi bạc. Làn da ông chưa xuất hiện nhiều nếp nhăn, mà vẫn sáng bóng lắm. Đôi mắt của ông có màu đen, lúc nào cũng ánh lên tình thương yêu dịu dàng cho các cháu. Bàn tay ông đầy những vết chai sạn, nhưng khi được nó vuốt ve, em lại cảm thấy bình yên đến lạ lùng.

Trang phục của ông rất giản dị, chỉ là những chiếc áo, quần bình thường. Vào những ngày lễ quan trọng hay khi đi dự tiệc, ông sẽ khoác lên mình bộ quân phục rất đẹp và trang nghiêm. Những lúc ấy, trông ông vui vẻ và như trẻ ra biết bao nhiêu tuổi.

Em yêu ông lắm. Ông đã luôn quan tâm, chăm sóc em và dạy em những điều hay. Em mong ông lúc nào cũng mạnh khỏe, yêu đời và sống thật lâu bên con cháu.

Cùng luyện tập thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

    Xem thêm