Giải SBT Công nghệ lớp 10 - Bài 9
Giải SBT Công nghệ lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn giải cho các bài tập trong Sách bài tập Công nghệ 10. Hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Đất Việt Nam được hình thành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn trong đất rất dễ bị khoang hóa, các chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan và bị nước mưa rửa trôi. Khoảng 70% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi nên đất chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình xói mòn. Đất bị thoái hóa mạnh. Diện tích đất xấu nhiều hơn đất tốt. Trong số các loại đất xấu cần cải tạo, phải kể đến đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn. Vậy phải làm thế nào để cải tạo và sử dụng các loại đất này cho hợp lí? Sau khi làm các bài tập sau đây, các em sẽ trả lời được câu hỏi này.
1. Bài 1 trang 11 SBT Công nghệ 10
Chọn cụm từ dưới đây để điền vào chỗ (…) trong các câu sau sao cho phù hợp.
Lời giải:
Đang biên soạn
2. Bài 2 trang 11 SBT Công nghệ 10
Đất xám bạc màu có những tính chất gì?
A. Đất tơi xốp, thành phần cơ giới nặng.
B. Đất chứa nhiều vi sinh vật có ích.
C. Tầng đất mặt mỏng, có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít. Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng, vi sinh vật trong đất ít và hoạt động yếu.
D. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, rất chua. Vi sinh vật trong đất nhiều và hoạt động mạnh. Đất nghèo chất mùn và dinh dưỡng. Dễ thoát nước nên thường xuyên bị khô hạn.
Lời giải:
Đáp án C
3. Bài 3 trang 11 SBT Công nghệ 10
Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám bạc màu, cần thực hiện những biện pháp kĩ thuật gì? Giải thích tác dụng các biện pháp đó.
Lời giải:
- Trước hết phải xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí nhằm hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, các hạt keo và sét.
- Cày sâu dần kết hợp với bón tăng phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới đất (góp phần làm tăng tỉ lệ chất mùn trong đất, tăng hạt keo cho đất) làm cho đất tơi xốp, hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Kết hợp bón phân hữu cơ với phân hóa học (N, P, K) một cách hợp lí. Nếu bón nhiều phân hóa học sẽ làm đất chua hơn.
- Bón vôi cải tạo đất vì vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất, tăng kết cấu của đất.
- Luân canh, xen canh cây trồng hợp lí, giữ cho mặt đất canh tác luôn được che phủ nhờ các tầng tán cây trồng, hạn chế xói mòn lớp đất mặt (ví dụ trồng ngô xen với cây họ Đậu…).
4. Bài 4 trang 11 SBT Công nghệ 10
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu có những điểm gì khác nhau?
Lời giải:
Đất xám bạc màu | Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá | |
Nguyên nhân hình thành | Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du, địa hình dốc thoải nên rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạt sét, keo đất. Loại đất này trồng lúa lâu đời bằng canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng. | Hình thành ở vùng miền núi, độ dốc cao, dốc kéo dài nên tốc độ xói mòn càng mạnh, rửa trôi hầu hết chất dinh dưỡng, lớp đất mặt bị bào mòn. Mưa càng lớn, mưa tập trung lượng đất bào mòn rửa trôi càng mạnh, trơ sỏi đá. |
Tính chất đất | Tầng đất mặt mỏng, tỉ lệ cát lớn, hạt keo và sét ít. Đất thường bị khô hạn. | Tầng đất mặt rất mỏng, trơ sỏi đá. Hạt keo, sét bị cuốn trôi. |
5. Bài 5 trang 11 SBT Công nghệ 10
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn trơ sỏi đá có gì giống nhau và khác nhau?
Lời giải:
Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp:
- Xây dựng bờ vùng bờ thửa tưới tiêu hợp lí có tác dụng: khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt đông.
- Cày sâu dần: có tác dụng tăng dần đô dày của tầng đất mạt
- Bón vôi: giảm đô chua
- Luân canh, chú ý cây họ đâu, cây phân xanh: tăng cường vi sinh vật cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.
- Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí: khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt đông và phát triển
Để cải tạo đất xói mòn trơ sỏi đá, người ta thường sử dụng những biện pháp:
- Biện pháp công trình
- Làm ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy rửa trôi
- Trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy
- Biện pháp nông học:
- Canh tác theo đường đồng mức để hạn chế dòng chảy
- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng để tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.
- Bón vôi để giảm độ chua
- Luân canh và xen canh gối vụ nhằm hạn chế sự bạc màu
- Trồng cây thành băng để hạn chế dòng chảy rửa trôi
- Nông lâm kết hợp giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.
- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.
6. Bài 6 trang 11 SBT Công nghệ 10
Vì sao ở các vùng miền núi người ta phải làm ruộng bậc thang, phải canh tác theo đường đồng mức, trồng cây thành từng băng, phải kết hợp nông - lâm, trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn?
Lời giải:
Vì miền núi có địa hình dốc, nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.
Các tài liệu liên quan:
- Giải SBT Công nghệ lớp 10 - Bài 8
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Giải SBT Công nghệ lớp 10 - Bài 10
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SBT Công nghệ lớp 10 - Bài 9, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được lời giải 6 câu hỏi bài tập trong sách bài tập Công nghệ 10 bài 9. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm giải bài tập SGK môn Công nghệ 10 và tài liệu học tập các môn: Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10, Vật Lý lớp 10.... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.