Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 9

Giải SBT KHTN 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 25, 26, giúp các em học sinh củng cố kiến thức được học môn KHTN Bài 9. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Bài 9.1 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Cho sơ đồ mạch điện như hình bên. Nếu số chỉ của ampe kế A1 là 0,50 A thì số chỉ của ampe kế A2 là

A. 0,25 A.

B. 0,50 A.

C. 1,0 A.

D. 0,4 A.

Hướng dẫn giải:

Vì đoạn mạch trên là đoạn mạch nối tiếp nên số chỉ của ampe kế A1 là 0,50 A thì số chỉ của ampe kế A2 là 0,5 A

Đáp án: B

Bài 9.2 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở 20Ω và 30 Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là

A. 50 Ω.

Β. 10 Ω.

C. 12 Ω.

D. 25 Ω.

Hướng dẫn giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp là: \(R = {R_1} + {R_2} = 20 + 30 = 50(\Omega )\)

Đáp án: A

Bài 9.3 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Mắc nối tiếp hai điện trở R1, R2 vào đoạn mạch có hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở được xác định bởi biểu thức

A. \(\frac{U}{{{R_1}}}\)

Β. \(\frac{U}{{2({R_1} + {R_2})}}\)

C. \(\frac{U}{{{R_2}}}\)

D. \(\frac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Hướng dẫn giải:

Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở của mạch mắc nối tiếp là:

\(I = \frac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Đáp án: D

Bài 9.4 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Một đoạn mạch điện gồm hai bóng đèn có cùng điện trở 100 Ω được mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch được giữ không đổi và bằng 40 V. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là

A. 0,1 A.

B. 0,2 A.

C. 0,3 A.

D. 0,4 A.

Hướng dẫn giải:

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là:

\(I = \frac{U}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{40}}{{100 + 100}} = 0,2(A)\)

Đáp án: B

Bài 9.5 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Cho sơ đồ đoạn mạch điện như hình dưới đây.

Biết R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω, R3 = 50 Ω và UAB = 220 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là

A. 40 V.

B. 80 V.

C. 100 V.

D. 2 V.

Hướng dẫn giải:

\(R = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 20 + 40 + 50 = 110(\Omega )\)

Ta có: \(\frac{{{R_2}}}{{{U_2}}} = \frac{R}{U} \Rightarrow \frac{{40}}{{{U_2}}} = \frac{{110}}{{220}} = 0,5 \Rightarrow {U_2} = 80(V)\)

Đáp án: B

Bài 9.6 trang 26 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Cho sơ đồ đoạn mạch điện như hình bên. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 6 Ω. Vôn kế nào có số chỉ lớn hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 nên ta có cường độ dòng điện qua chúng là như nhau:

\({I_1} = {I_2} \Rightarrow \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} \Rightarrow \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \frac{6}{4} = 1,5 \Rightarrow {U_2} = 1,5{U_1}\)

Vậy vôn kế V2 có số chỉ lớn hơn.

Bài 9.7 trang 26 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Một bóng đèn có điện trở 60 Ω được mắc nối tiếp với một biến trở con chạy có trị số lớn nhất 90 Ω vào đoạn mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12 V. Khi điều chỉnh con chạy của biến trở thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Khi Rb_min = 0 Ω thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị lớn nhất:

\({I_{\max }} = \frac{U}{R} = \frac{{12}}{{60}} = 0,2(A)\)

Khi Rb_max = 90 Ω thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị nhỏ nhất:

\({I_{\min }} = \frac{U}{{R + {R_{b\_\max }}}} = \frac{{12}}{{60 + 90}} = 0,08(A)\)

Bài 9.8 trang 26 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Một học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng dẫn điện của hai đoạn dây dẫn 1 và 2 bằng cách mắc chúng vào mạch điện (hình a), trong đó nguồn điện được sử dụng lần lượt gồm 1, 2 và 3 pin. Kết quả thí nghiệm được cho bởi đồ thị ở hình b. Từ thí nghiệm, đoạn dây dẫn nào dẫn điện tốt hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Đoạn dây 2 dẫn điện tốt hơn.

Trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của I theo U, ta vẽ một đường song song với trục tung I và cắt hai đồ thị lần lượt tại A và B. Ta thấy ứng với cùng một hiệu điện thế U0, cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây 1 là I1, cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây 2 là I2 với I2 > I1, nghĩa là đoạn dây 2 dẫn điện tốt hơn.

Bài 9.9 trang 26 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Một đoạn mạch điện AB gồm điện trở R = 10 Ω mắc nối tiếp với biến trở Rb. Biết hiệu điện thế UAB = 12 V và biến trở Rb được điều chỉnh để cường độ dòng điện trong mạch AB là 0,5 A. Tính:

a) Trị số của biến trở.

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và biến trở Rb

Hướng dẫn giải:

a) Trị số của biến trở:

\(I = \frac{U}{{R + {R_b}}} \Rightarrow 0,5 = \frac{{12}}{{10 + {R_b}}} \Rightarrow {R_b} = 14(\Omega )\)

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và biến trở Rb lần lượt là:

\({U_1} = {\rm{IR}} = 0,5.10 = 5(V)\) và \({U_2} = {\rm{I}}{{\rm{R}}_b} = 0,5.14 = 7(V)\)

Bài 9.10 trang 25 SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Hình bên là sơ đồ cấu tạo của một biến trở tay quay mắc nối tiếp với một bóng đèn. Phải xoay con chạy C theo chiều nào để đèn:

a) sáng mạnh hơn?

b) sáng mờ hơn?

Hướng dẫn giải:

a) Để đèn sáng hơn, ta phải tăng cường độ dòng điện qua đèn, tức là phải giảm điện trở của biến trở. Trường hợp này ta xoay con chạy C sang phải (theo chiều kim đồng hồ) để giảm độ dài của biến trở có dòng điện chạy qua, vì khi độ dài của biến trở giảm thì điện trở của nó giảm.

b) Xoay con chạy C sang trái (ngược chiều kim đồng hồ) làm tăng độ dài dòng điện qua biến trở thì đèn sáng mờ hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm