Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 10B: Ôn tập 2

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 10B: Ôn tập 2 bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 104 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5.

I. Hoạt động thực hành Bài 10B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ

a. Hàng ngang là chữ còn thiếu trong các câu sau:

1. Non nước hữu ...

2. yêu ... quốc, yêu đồng bào.

3. Cáo chết ba năm ... đầu về núi.

4. ... nước nhớ nguồn.

5. Đoàn kết là ..., chia rẽ là chết.

6. Giang sơn gấm ...

b. Ghi lại từ hàng dọc......................

Trả lời:

a. Hoàn thành các ô chữ sau:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 10B: Ôn tập 2

b. Từ hàng dọc là: TỔ QUỐC

2. Thi đọc (Theo phiếu)

3. Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau:

Trả lời:

Việt Nam - Tổ quốc em

Cánh chim hòa bình

Con người với thiên nhiên

Danh từ

đất nước, Tổ quốc, giang sơn, quốc gia, quê hương, quế mẹ nông dân, công nhân, đồng bào, non nước

hòa bình, Trái đất, hữu nghị, tương lai, khát vọng, tình yêu thương, ước mơ...

bầu trời, biển cả sông ngòi, núi rừng, kênh rạch, vườn tược, rừng xanh, ao hồ, nương rẫy...

Động từ

Tính từ

tươi đẹp, bảo vệ, giàu đẹp, kiên cường, xây dựng, anh dũng, kiến thiết, bất khuất...

hợp tác, thái bình, yên bình, thanh bình, hạnh phúc, đoàn kết...

chinh phục, bao la, vời vợi, thăm thẳm, khắc nghiệt, hùng vĩ, bát ngát, tươi đẹp, tô điểm...

Thành ngữ

Tục ngữ

Yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ, chôn rau cắt rốn, lá rụng về cội, non xanh nước biếc

Bốn biển một nhà, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, vui như mở hội, chia ngọt sẻ bùi

Mưa tốt lúa, chân cứng đá mềm, cày sâu cuốc bẫm, lên thác xuống ghềnh.

4. Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau và viết vào vở

Trả lời:

bảo vệ

bình yên

đoàn kết

bạn bè

mênh mông

Từ đồng nghĩa

gìn giữ, giữ gìn

bình an, thanh bình. yên bình

liên kết, kết đoàn

bằng hữu, bè bạn

bao la, bát ngát, thênh thang, rộng lớn

Từ trái nghĩa

phá hoại, phá hủy, hủy diệt

Bất ổn, náo động, náo loạn

chia rẽ, xung đột

kẻ thù, kẻ địch

chật hẹp, chật chội

5. Hãy nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch lòng dân của tác giả Nguyễn Văn xe theo mẫu:

Trả lời:

Nhân vật

Tính cách

Cai

An

Dì Năm

Người cán bộ

Lính

Tinh ranh, xảo quyệt

Ngoan ngoãn, thông minh và nhanh trí ứng phó với tình huống

Bình tĩnh, khôn khéo và dũng cảm, nhanh trí ứng xử tình huống, sự việc.

Bình tĩnh, tự nhiên, tin tưởng vào quần chúng người dân.

Hống hách, xấc xược thích quát tháo dọa nạt người dân.

6. Phân vai trong nhóm để diễn một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân

7. Ghép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã thay những từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:

Hoàng chén nước bảo ông uống. Ông đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!"

Trả lời:

Có thể thay các từ in đập bằng những từ đồng nghĩa sau:

Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!"

8. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:

Trả lời:

Một miếng khi đói bằng một gói khi no

Thắng không kiêu, bại không nản.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người tốt nết còn hơn đẹp người.

9. Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật) và viết vào vở:

Trả lời:

  • Giá (giá tiền): Sáng nay, mẹ mua cho em một chiếc áo sơ mi trắng giá 100 nghìn đồng.
  • Giá (giá để đồ vật): Từ hôm có chiếc giá sách mới, bàn em trở nên gọn gàng hẳn lên.

Hoặc: 

  • Giá (giá tiền): Chiếc đồng hồ này mẹ em mua với giá 100 nghìn đồng.
  • Giá (giá để đồ vật): Bố vừa đóng cho em một giá sách mới bằng gỗ.

10. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

Trả lời:

a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

=> Uống rượu say, anh Toán cầm gậy đuổi đánh mẹ con chị Thắm.

=> Chú Năm đánh con chó vì nó cắn vào chân bác hàng xóm.

b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

=> Bạn Hoa đánh bản nhạc gia đình bằng piano rất hay.

=>Lan đánh đàn piano rất hay.

c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

=> Chiếc tủ được bố đánh thêm một lớp sơn mới trông đẹp hẳn lên.

=> Chiếc bàn làm bằng inox được đánh bóng trông rất đẹp.

II. Bài tập và hướng dẫn giải bài 10B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu hỏi: Cùng người thân tìm những câu thành ngữ, tục ngữ chứa các từ trái nghĩa.

Đáp án

Những câu thành ngữ, tục ngữ chứa các từ trái nghĩa là:

· Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ

· Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay

· Lợn thả, gà nhốt

· Nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt

· Quen sợ dạ, lạ sợ áo

· Điều lành nên nhớ, điều dở nên quên

· Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

· Áo rách khéo vá hơn áo lành vụng may

· Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

· Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

· Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa.

· Kẻ ngược người xuôi.

· Đói đến chết ba ngày tết cũng no.

Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN bài 10B Ôn tập 2. Đáp án các phần câu hỏi trong Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 VNEN giúp các em học sinh lớp 5 chuẩn bị bài tập tiếng Việt lớp 5 theo từng bài học hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thảo Linh
    Thảo Linh

    hay


    Thích Phản hồi 08/11/21
    • Long Nguyen
      Long Nguyen

      hay

      Thích Phản hồi 25/11/21
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

      Xem thêm