Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 133 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 31A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Quan sát bức ảnh sau nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 31A

Đáp án:

Nguyễn Thị Định là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Năm 1936, bà được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội như đi liên lạc, rải truyền đơn. Bà đã vận động bà con chống sự áp bức, bóc lột cường hào ở địa phương...

Ngày 30 tháng 8 năm 1995, bà Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1968, Bà được nhận Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô trao tặng.

Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm và nhiều nơi khác nữa.

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: 

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

-Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

-Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ:

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khóe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

-Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

-Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi kí của bà Nguyễn Thị Định (Văn Phác ghi)

Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích

- Nguyễn Thị Định (1920 – 1992) Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.

- Truyền đơn: tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị

- Chờ (tiếng Nam Bộ): chứ

- Rủi: không may

- Lính mã tà (tiếng Nam Bộ): cảnh sát thời Pháp thuộc

- Thoát li: rời gia đình để tham gia tổ chức Cách mạng

Câu 4: Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?

(2) Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?

(3) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

(4) Vì sao chị Út muốn được thoát li?

Đáp án:

(1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn

(2) Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên là: bồn chồn, thấp thỏm. Đêm không ngủ yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

(3) Để rải truyền đơn, chị Út đã nghĩ ra cách là chị giả vờ đi bán cá từ sáng sớm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị vừa rảo bước và truyên đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Đến gần chợ, truyền đơn được rải hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

(4) Chị Út muốn được thoát li vì: chị muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

B. Hoạt động thực hành Bài 31A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Tìm hiểu nghĩa của từ

"Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang."

Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hơp với từ ngữ ở cột A.

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 31A

Đáp án:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 31A

Câu 2. Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam

Đáp án:

Những từ ngữ chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam là: chuyên cần, đảm đang, chịu thương, chịu khó, nhân hậu, vị tha...

Câu 3. Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời vào vở

a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)

b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Khi đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi)

c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)

Đáp án:

a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)

→ Lòng thương con bao la, sự hi sinh.

b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Khi đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi)

→ Sự đảm đang, giỏi giang, vun vén cho gia đình.

c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)

→ Sự dũng cảm, kiên cường, lòng yêu nước sâu sắc.

Câu 4. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ .... đến chiếc áo dài tân thời)

Tà áo dài Việt Nam

Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt vải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

Câu 5. Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây vào ô thích hợp. Viết lại các tên ấy cho đúng

Nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương đồng, đôi giày bạc.

a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao

  • Giải nhất:........
  • Giải nhì: ..........
  • Giải ba:............

b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng

  • Danh hiệu cao quý nhất:...........
  • Danh hiệu cao quý: .................

c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, cầu môn bóng đá xuất sắc hằng năm.

  • Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: ..........
  • Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: ...............

Đáp án:

a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao

  • Giải nhất: Huy chương vàng
  • Giải nhì: Huy chương bạc
  • Giải ba: Huy chương đồng

b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng

  • Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ nhân dân
  • Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú

c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, cầu môn bóng đá xuất sắc hằng năm.

  • Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng
  • Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc

Câu 6. Viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng:

a. Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý: các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b. Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.

(theo Vũ Hương giang)

Đáp án:

a. Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b. Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.

C. Hoạt động ứng dụng Bài 31A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Hỏi người thân về những người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của nước ta.

Đáp án:

Học sinh tham khảo mẫu sau:

Một số người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của nước ta là: Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định.

Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

-----------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng việt 5 VNEN: Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm, VnDoc còn giúp các bạn giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 Tiếng Việt lớp 5

Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
52
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm