Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN bài 19C Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 tập 2 trang 13 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người

A. Hoạt động cơ bản Bài 19C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Chơi trò chơi: Ai tài lắp ghép?

Hai bạn chơi, bạn thứ nhất nói một vế câu ghép, bạn thứ hai nói về câu tiếp theo rồi đổi lượt. Ai nói sai hoặc dừng lại thì thua cuộc.

Xem đáp án tại đây:

Ví dụ mẫu:

  • Nếu em đi học muộn thì em sẽ bị ghi tên vào sổ cờ đỏ
  • Trời đổ mưa, mọi người vội vã tìm chỗ trú mưa
  • Trong lúc Ngọc làm toán thì Mai lại chơi điện thoại
  • Nếu toán là môn học về tự nhiên thì văn là môn học về xã hội.
  • Em đi học về, con chó chạy sà vào lòng em....

Câu 2.

1. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép

a. Dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

(Theo Hà Văn Câu - Vũ Đình Phong)

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; đây là mái đình cong cong; kia nữa là sân phơi.

b. Khoanh tròn vào những từ hoặc dấu câu nối các vế câu

- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

(Theo Hà Văn Câu - Vũ Đình Phong)

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; đây là mái đình cong cong; kia nữa là sân phơi.

2. Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

Xem đáp án tại đây:

1.

a) Điền dấu gạch chéo như sau:

- Súng kíp của ta mới bắn một phát/ thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn/, trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

(Theo Hà Văn Câu - Vũ Đình Phong)

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn/: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre/; đây là mái đình cong cong/; kia nữa là sân phơi.

b) Khoanh tròn như sau:

- Súng kíp của ta mới bắn một phát / (thì) súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn/ (,) trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

(Theo Hà Văn Câu - Vũ Đình Phong)

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn(:) / hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre(;) /đây là mái đình cong cong (;) / kia nữa là sân phơi.

2. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:

  • Cách 1: Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối (ví dụ: và, nên, thì,...)
  • Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các dấu câu cần phải có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

B. Hoạt động thực hành bài 19C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Tìm các câu ghép có trong 3 đoạn văn sau và ghi vào bảng nhóm theo mẫu:

a. (1) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đó thắm thả xuống dòng nước. (2) Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sần từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. (3) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

(TRẦN HOÀI DƯƠNG)

b. (1) Anh bắt lấy thỏi thóp hồng như bắt lấy một con cá sông. (2) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vầy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (3) Nó nghiến răng ken két, nó cường lại anh, nó không chịu khuất phục.

(Theo NGUYÊN NGỌC)

c. (1) Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chơ đầy hàng hóa. (2) Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.

(Theo BẢNG SƠN)

Xem đáp án tại đây:

Câu ghép

Cách nối các vế câu

a. Câu 3

Dấu phẩy, từ nối "rồi"

b. Câu 3

Dấu phẩy

c. Câu 1

Từ nối "nhưng".

Câu 2. Viết vào vở đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Xem đáp án tại đây:

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Mẫu 1:

Trong số bạn bè của mình, em chơi thân với Lan Anh. Bạn có dáng người mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt tròn đen láy...Mỗi khi em gặp chuyện, Lan Anh luôn động viên và an ủi em. Vì vậy, em rất quý Lan Anh.

→ Câu ghép trong đoạn văn trên là:

  • Bạn có dáng người mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt tròn đen láy → Kết nối bằng dấu phẩy và từ nối "và"
  • Mỗi khi em gặp chuyện, Lan Anh luôn động viên và an ủi em → Kết nối bằng dấu phẩy.

Mấu 2:

Bạn cùng bàn ở lớp học thêm của em là Nga. Cô ấy là một cô bé có vẻ ngoài cá tính và năng động với mái tóc tém màu hạt dẻ. Khuôn mặt Nga có hình trái xoan, với đôi mắt đen láy. Cậu ấy có chiếc mũi cao rất đẹp; hai cái má thì phúng phính, khi cười có cái lúm đồng tiền nho nhỏ. Nga không hay cười, nhưng khi cười lên thì rất xinh, tựa như mặt trời nhỏ vậy.

→ Câu ghép: Cậu ấy có chiếc mũi cao rất đẹp; hai cái má thì phúng phính, khi cười có cái lúm đồng tiền nho nhỏ.

→ Cách liên kết hai vế câu: sử dụng dấu chấm phẩy

Câu 4. Trong hai đoạn văn kết bài của bài văn tả người dưới đây, đoạn nào kết bài mở rộng? Đoạn nào kết bài không mở rộng? Hai đoạn Văn có điểm nào giống và khác nhau?

a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Xem đáp án tại đây:

- Trong hai kết bài trên:

  • Đoạn a: Cách kết bài không mở rộng
  • Đoạn b: Cách kết bài mở rộng

- Điểm khác nhau và giống nhau của hai đoạn văn kết bài trên:

  • Giống nhau: Cả hai đoạn đều nêu lên được tình cảm của người viết đối với nhân vật được tả.
  • Khác nhau:
    • Đoạn a: Kết bài nói lên tình cảm với người bà
    • Đoạn b: Kết bài nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.

Câu 5. Viết đoạn kết bài cho một trong các đề dưới đây theo hai cách: Mở rộng và không mở rộng

a. Tả một người thân trong gia đình em.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Xem đáp án tại đây:

a. Tả một người thân trong gia đình em.

>> Tham khảo: Viết đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng Tả người thân trong gia đình em

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

>> Tham khảo: Viết đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng Tả người bạn của em

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

>> Tham khảo: Viết đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng Tả ca sĩ đang biểu diễn

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Bài làm:

Trong các nghệ sĩ hài trẻ, em thích nhất là nghệ sĩ Trung Ruồi.

Chú Trung Ruồi có một ngoại hình rất hài, với khuôn mặt “xấu lạ”. Dù vậy, ngoại hình ấy lại rất dễ lấy thiện cảm và tiếng cười của khán giả. Chú Trung Ruồi có đôi mắt nhỏ, cong và dài như lúc nào cũng đang cười. Cái miệng khá rộng, với hàm răng khểnh khá “duyên”. Mỗi khi chú cười, khoe hết hàm răng ra, thì đôi mắt cũng tự động nhắm tịt lại, đúng với câu “cười không thấy tổ quốc” mà bà em vẫn thường nói. Đặc biệt, khi chú cười tươi, trên mặt sẽ xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, khiến nụ cười vốn tươi rói của chú trở nên có phần đau khổ. Hai thái cực đấy trộn lẫn vào nhau tạo nên hiệu ứng gây cười cho khán giả. Nhờ vào gương mặt với vẻ đẹp khó trộn lẫn ấy, bất kì khán giả nào cũng có thể nhớ mặt nhớ tên chú ngay lần đầu nhìn thấy.

Mỗi khi lên sân khấu, nghệ sĩ hài Trung Ruồi luôn hết mình với các vai diễn. Chú không ngại lăn xả vào các vai diễn xấu, như cụ già, anh thanh niên xấu trai, cô gái quê mùa… Tất cả đều được chú diễn hết mình để đem lại tiếng cười cho khán giả. Chính nhờ sự nhiệt huyết và đa dạng trong diễn xuất ấy, mà chỉ trong vài năm, nghệ sĩ hài Trung Ruồi đã được rất nhiều người biết đến. Đặc biệt trong chương trình Táo Quân 2022, chú đã được đóng vai chính cùng nhiều nghệ sĩ hài kì cựu khác.

Em thích chú Trung Ruồi lắm. Em mong chú luôn khỏe mạnh, yêu nghề để cống hiến thêm nhiều tiết mục hài chất lượng cho khán giả.

>> Tham khảo: Viết đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng Tả nghệ sĩ hài

Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 19C Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải bài tập sách Tiếng Việt 5 chương trình VNEN theo từng bài học năm học 2023 - 2024 sẽ giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập kiến thức tiếng Việt bài 19C hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
117
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm