Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8B: Ấm áp rừng chiều

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8B: Ấm áp rừng chiều bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 79 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản Bài 8B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Quan sát ảnh cổng trời:

Bài 8B: Ấm áp rừng chiều

Câu 2.

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:

Trước cổng trời

(Trích)

Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?

Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...

Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã

Người Tày đi khắp ngả
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rùng sương giá.

NGUYỄN ĐÌNH ẢNH

Câu 3.

Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

  • Nguyên sơ: Vẫn còn nguyên vẻ đẹ như lúc ban đầu.
  • Vạt nương: Mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.
  • Triền miên: Dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.
  • Sương giá: Sương lạnh buốt ( vào mùa đông).

Câu 4.

Cùng luyện đọc

Câu 5.

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

(2) Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?

(3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4.

(4) Điều gì đã khiến cánh rừng sương giá ấy như ấm lên?

(5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Xem đáp án

(1) Địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì: đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

(2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như ở cõi tiên trên trời, có gió thoảng, có mây trôi bồng bềnh

(3) Tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3, 4 là:

Từ cổng trời nhìn xuống là một không gian mênh mông, bát ngát với những rừng cây ngút ngàn và muôn sắc màu cỏ hoa. Ở phía xa là thác nước như dải lụa trắng đổ xuống từ triền núi cao, tạo nên âm thanh ngân nga như khúc nhạc trời ban. Bên dòng suối mát trong lành, đàn dê sau buổi gặm bỏ, đang thong thả soi bóng xuống đáy nước trong lành. Chiều về trên vùng núi cao, những đám mây bồng bềnh như làn khói mỏng tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng cho thiên nhiên nơi đây. Trên những sườn đồi là những vạt nương ngô, nương khoai tốt tươi chờ ngày thu hoạch. Màu vàng của lúa dưới lòng thung như một tấm thảm vàng trải dài bát ngát.

(4) Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh sinh hoạt và lao động của con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

(5) Trong bức tranh thiên nhiên được miêu tả, em thích nhất cảnh:

+ Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngẩng đầu lên nhìn thấy khoảng không có gió thổi, mây trôi, tưởng như mình có thể lên đến trời được.

+ Em thích hình ảnh đàn dê ăn cỏ, soi mình xuống dòng suối, giữa ngút ngàn cây trái xanh tươi.

+ Em thích hình ảnh thung lũng lúa chín vàng, gợi cuộc sống ấm no, đầy đủ...

+ Cánh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy.

Câu 6.

Cùng nhau học thuộc lòng những khổ thơ em thích hoặc cả bài thơ.

B. Hoạt động thực hành bài 8B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê mà em định tả (cánh đồng, con đường làng, sông, suối, hay danh lam thắng cảnh gì?

Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở một làng quê yên bình. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ…Nhưng có một nơi mà em luôn nhớ nhất và đầy ắp những kỉ niệm tại đây là con sông bao quanh ngôi làng em...

2. Thân bài

a) Tả bao quát những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp quê hương

Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đó như: Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?

Ví dụ:

  • Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
  • Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...
  • Con đường từ nhà đến trường rất đẹp và đơn giản

b) Tả chi tiết cảnh đẹp

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...

  • Hai bên đường có những đoạn có cây gỗ to, có đoạn có hoa, có đoạn thì là cỏ, có đoạn thì có nhà….Những chú chim và bướm bay nhảy trên những ngọn cây hai bên đường
  • Nước sông như thế nào rồi hai bên bờ sông ra sao, đáy sông....

- Hoat động của con người xung quanh cảnh đó:

  • Tàu thuyền tấp nập ở dòng sông, trẻ con thì nô đùa, bơi lội. Mọi người giặt giũ lấy nước
  • Con đường từ nhà đến trường có rất nhiều người qua lại trên đường: như đi bộ, đi xe máy, đi làm, ra đồng,...

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...);

Ví dụ: Dòng sông quê hương ấy đã gắn bó và bồi đắp lên bao nhiêu kỉ niệm về tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Em sẽ luôn nhớ và gắn bó với hình ảnh nơi đây dù mai sau có xa quê hương.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em lớp 5

Câu 2. Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Đầu làng em có một đầm sen rất đẹp. Đầm sen này được ông cha em đào từ rất lâu về trước, từ khi mà chiến tranh chống Pháp còn chưa nổ ra cơ. Đầm được đào thành hình tròn, sâu chừng năm đến sáu mét. Ven bờ của đầm được trồng một thảm cỏ xanh mượt, với rất nhiều cây khế lớn. Vào mùa khế ra hoa, từng đợt mưa hoa khế tím rơi lả tả xuống đầm tạo nên cảnh đẹp rất nên thơ. Suốt bốn mùa mặt nước ở đầm luôn được che kín bởi các tàu lá sen to xanh mướt. Chúng chen chúc nhau, tạo nên một thảm xanh mượt. Từ giữa các kẽ lá, hoa sen nhô thẳng lên trời. Mới đầu là nụ tròn to như cái nắm tay, sau đó hoa mới nở từng lớp cánh, phô bày chút nhụy vàng tươi ở bên trong. Hoa sen đẹp lắm, màu hồng tươi của nó được bao nhiêu cô gái lấy làm cảm hứng mà may váy, thoa son. Mỗi khi mùa sen nở rộ, đầm sen quê em đẹp như một bức tranh vẽ. Nó thu hút biết bao du khách từ các nơi về để chụp ảnh và chiêm ngưỡng. Em rất tự hào khi quê mình có một cảnh đẹp đến như vậy.

>> Tham khảo chi tiết: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Câu 3. Kể một mẩu chuyện (đoạn truyện) đã nghe (đã đọc) về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

>> Tham khảo chi tiết: Kể chuyện đã nghe (đã đọc) về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Câu 4.

Kể chuyện trong nhóm:

1. Mỗi em kể câu chuyện mình đã chọn và chuẩn bị. Nêu điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện.

2. Nhận xét bạn kể (về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện)

Câu 5.

Kể chuyện trước lớp

Câu 6.

Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

Xem đáp án

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

C. Hoạt động ứng dụng bài 8B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Kể cho người thân nghe một câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên mà em cho là có ý nghĩa nhất.

Xem đáp án

Học sinh tham khảo câu chuyện sau:

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận, quát:

- Thật độc ác!

Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-nhông

---------------------------------------------------------

Trên đây là SGK Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8B: Ấm áp rừng chiều. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải tiếng Việt lớp 5 VNEN trên đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tập hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
139
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Long Nguyen
    Long Nguyen

    😃

    Thích Phản hồi 10/11/21
    • Long Nguyen
      Long Nguyen

      😃🤞

      Thích Phản hồi 10/11/21
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

      Xem thêm