Tiếng Việt 5 VNEN Bài 15C: Những người lao động
Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 15C: Những người lao động có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 165 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 15C: Những người lao động
A. Hoạt động thực hành Bài 15C Tiếng Việt lớp 5 VNEN
Câu 1. Gọi tên và nói về nghề nghiệp của những người trong các bức tranh dưới đây
Đáp án và hướng dẫn giải:
Những nghề nghiệp trong bức ảnh là:
Hình 1: Thợ xây
Hình 2: Nông dân
Hình 3: Công nhân
Hình 4: Bác sĩ
Câu 2. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp trong bảng nhóm:
a) Chỉ những người trong gia đình: M. cha, mẹ,...
b) Chỉ những người làm việc trong trường học: M. cô giáo,...
c) Chỉ các nghề nghiệp: M. công nhân,...
d) Chỉ các dân tộc anh em: M. Tày, Thái,...
Đáp án và hướng dẫn giải:
a) Chỉ những người trong gia đình: bố, mẹ, chị gái, em gái, anh trai, ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, thím....
b) Chỉ những người làm việc trong trường học: cô giáo, thầy giáo, hiệu trưởng, hiệu phó, thầy cô tổng phụ trách, thầy cô giám thị, cô bảo mẫu, cô cấp dưỡng,...
c) Chỉ các nghề nghiệp: bác sĩ, kĩ sư xây dựng, nông dân, thợ xây, nhân viên văn phòng, buôn bán, giáo viên, công nhân, bảo vệ, công an, bộ đội....
d) Chỉ các dân tộc anh em: Tày, Dao, Thái, Hmông, Kinh, Ê-đê, Gia Rai, Mường, Mèo, Chăm, Khơ-me....
Câu 3. Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và viết vào vở hoặc bảng nhóm theo mẫu:
Quan hệ gia đình | Quan hệ thầy trò | Quan hệ bạn bè |
M. Chị ngã em nâng | M. Không thầy đố mày làm nên | M. Học thầy không tày học bạn |
- Quan hệ gia đình:
1. Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
2. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
3. Con hơn cha là nhà có phúc
4. Chị ngã, em nâng
5. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
6. Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
7. Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
8. Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Quan hệ thầy trò:
1. Tiên học lễ, hậu học văn
2. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
3. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
4. Không thầy đố mày làm nên
5. Học thầy không tày học bạn
6. Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
7. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
- Quan hệ bạn bè:
1. Gần mực thì đen, gần đèn thì sang
2. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
3. Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
4. Bạn bè là nghĩa tương thân.
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.
Câu 4. Viết vào vở các từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
a) Miêu tả mái tóc M. óng mượt...
b) Miêu tả đôi mắt M: đen láy ...
c) Miêu tả khuôn mặt M. bầu bĩnh ...
d) Miêu tả làn da M. trắng hồng ...
e) Miêu tả dáng người M. dong dỏng ...
Đáp án và hướng dẫn giải:
a) Miêu tả mái tóc: óng mượt, đen nháy, hoa râm, bạc trắng.....
b) Miêu tả đôi mắt: đen láy, long lanh, bồ câu, diều hâu, một mí, ti hí......
c) Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, bầu bĩnh, chữ điền, khả ái, vuông vức.....
d) Miêu tả làn da: trắng hồng, trắng mịn, hồng hào, mịn màng, ngăm đen...
e) Miêu tả dáng người: mảnh mai, mạp mạp, thon gọn, đẫy đà, lùn tẹt.....
Câu 5. Viết vào vở đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết.
Đáp án và hướng dẫn giải:
Mẫu 1:
Cô Tú là cô giáo dạy môn mĩ thuật của em. Cô có vóc dáng mảnh mai như người mẫu, với nước da màu dâu khỏe mạnh. Tóc cô màu đen bóng như than, dài đến giữa thắt lưng và xoăn nhẹ như sóng biển. Cô có khuôn mặt với vẻ đẹp rất Tây. Bởi đôi mắt sâu cùng hàng lông mày đen, đậm. Cô thường đánh son màu đỏ tươi mỗi khi đến lớp. Kết hợp với những bộ trang phục lịch sự và sang trọng, nhìn cô chẳng khác gì các người mẫu trên sàn diễn thời trang cả. Em rất ngưỡng mộ phong cách của cô Tú.
Mẫu 2:
Em có một chị gái tên mà Hà My. Chị có dáng người thon thả, mảnh mai. Năm nay, chị tròn 20 tuổi, là sinh viên năm thứ hai của trường sân khấu điện ảnh. Không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp mà chị có có khuôn mặt hình trái xoan cùng với nụ cười có lúm đồng tiền rất duyên dáng. Mái tóc chị dài quá lưng đen và dài óng mượt. Đặc biệt, chị có đôi mắt bồ câu rất đẹp, đó là điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt của chị. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy sáng long lanh và rất hiền.
Mẫu 3:
Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán cao cương nghị. Ông có đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu; lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên vẻ tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.
>> Xem thêm: Viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết
Câu 6. Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé
Đáp án và hướng dẫn giải:
Học sinh tham khảo dàn ý sau:
Dàn ý số 1
a. Mở bài: Giới thiệu em bé mà em muốn miêu tả
b. Thân bài:
- Miêu tả em bé:
- Em bé tên là gì? Hiện được bao nhiêu tuổi hoặc tháng tuổi? Có mối quan hệ gì với em?
- Làn da em bé có màu gì? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào?
- Mái tóc của em như thế nào? Màu sắc và độ dày ra sao?
- Bàn tay, bàn chân của em bé to như thế nào? Khiến em liên tưởng đến đồ vật gì?
Đôi mắt, cái miệng, cái răng của em như thế nào? Có gì khác người lớn không? - Trang phục của em bé là gì? Khi cầm những món đồ đó trên tay em có suy nghĩ gì?
- Tả hoạt động của em bé:
- Hằng ngày, em bé dành nhiều thời gian để làm gì?
- Món ăn của em bé là gì? Em bé có cần người đút cho không?
- Em bé đang độ tập đi/ tập nói/ tập viết? Ai là người dạy em bé làm các hoạt động ấy? Khi làm các hoạt động ấy em bé có biểu cảm như thế này, tay chân hành động ra sao?
- Em bé thích nhất là món đồ chơi nào? Khi chơi em bé sẽ có biểu cảm ra sao?
>> Xem thêm: Lập dàn ý bài văn tả hoạt động của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi
Dàn ý số 2
A. Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
B. Thân bài:
- Tả hình dáng của em bé: Gương mặt bầu bĩnh, tóc ngắn, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
- Tả hoạt động, sở thích của em bé:
+ Bé nhảy dây: đôi bàn tay cầm chắc hai đầu dây rồi quay đều. Cổ tay cử động theo chiều kim đồng hồ. Tiếng dây quật xuống đất nghe vui tai.
+ Bé chơi đồ hàng: thích thú xếp từng món đồ với nhau. Tay chân hoạt động liên tục. Miệng chúm chím cười khi xếp hình thành công.
+ Bé tập vẽ: bé vẽ cẩn thận, chậm rãi, từng nét một, bé tô màu rồi ngắm nghía. Bé vui vẻ khi bức tranh hoàn thành.
+ Bé tập đi: bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
B. Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
B. Hoạt động ứng dụng Bài 15C Tiếng Việt lớp 5 VNEN
Đọc cho người thân nghe đoạn văn em viết ở lớp
Đáp án và hướng dẫn giải:
Mẫu:
Năm vừa rồi, gia đình em có thêm một thành viên mới đó là Mỹ Anh. Mỹ Anh là em gái của em, năm nay em đã được 15 tháng tuổi. Em có một gương mặt bầu bĩnh và làn da trắng. Từ tháng thứ 11, em đã bắt đầu chập chững tập đi. Vì đi chưa vững nên, mọi người trong nhà thường dắt tay em để em tập đi những bước đi đầu tiên. Hằng ngày, Mỹ Anh rất thích chơi gấu bông, vì vậy bố mẹ mua cho em ấy những chú gấu bông nhiều màu sắc, rất đáng yêu. Mỗi khi mẹ đi làm về em đều thích thú cười reo và bi bô gọi: mẹ… mẹ. Em học nói rất nhanh khi mọi người dạy em nói những từ đơn giản như ông, bà, mẹ,... Những lúc rảnh rỗi, em thường chơi với em để bố mẹ làm việc. Từ khi có Mỹ Anh, gia đình em lại đầy ắp thêm những tiếng cười và ai cũng mong em luôn khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày.
Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 15C: Những người lao động. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải bài tập sách Tiếng Việt 5 chương trình VNEN theo từng bài học năm học 2023 - 2024 sẽ giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập kiến thức tiếng Việt trọng tâm bài 15C hiệu quả.
>>> Bài tiếp theo: Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc