Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 73 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 25A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Nói về cảnh đẹp đất nước

Cùng xem những bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước mà các bạn trong nhóm đã sưu tầm được. Nói về một cảnh đẹp mà em thích trong những bức tranh, ảnh đã xem

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 25A

Đáp án:

Mẫu 1:

Em rất thích bãi biển Phú Quốc. Dù chưa được chứng kiến tận mắt nhưng qua truyền hình, báo đài và một số người bạn, em thấy bãi biển Phú Quốc rất đẹp. Đường bờ biển trải dài, tọa lạc trên đó là những bãi biển xanh sạch đẹp với bãi tắm cát trắng, cát vàng dịu mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cảnh sắc thiên nhiên đẹp quyến rũ với những khu rừng nhiệt đới xanh mướt. Các bãi biển yên bình đẹp như tranh vẽ, nhưng không kém phần hoang sơ. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Mẫu 2:

Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, thật sinh động và hài hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì Hồ Gươm trầm mặc hơn, nó mang nét đẹp cổ kính, yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh tươi, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sông nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề ba chữ Hán lớn màu đỏ: Tả thanh thiên có nghĩa là "Viết lên trời xanh" mang hình ảnh nghiên mực và ngòi bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ. Cầu Thê Húc cong như con tôm dẫn đường cho du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di dản văn hóa của thủ đô.

Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

theo Đoàn Minh Tuấn

Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Đền Hùng: Đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

- Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam

- Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thiếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí

- Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng

- Ngọc phá: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.

- Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.

- Chi: một nhánh trong dòng họ

Câu 4. Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

b. Tìm từ ngữ điển vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói về các vua Hùng

Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước ....... đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng ........ năm.

Đáp án:

a. Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.

b. Điền vào chỗ chấm như sau:

Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng vài nghìn năm.

Câu 3. Những chi tiết, hình ảnh nào miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? Viết kết quả vào vở:

Những khóm hỏi đường đâm bông rực đỏ (1)Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa (2)Bức hoành phi treo chính giữa (3)
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng (4)Bên phải là đỉnh Ba Vì cao vời vợi (5)Bên trái là dãy Tam Đảo như bức tường màu xanh sừng sững (6)
Một cột đá cao đến năm gang (7)Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm (8)Giếng Ngọc trong xanh (9)

Đáp án:

Những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng là:

1. Những khóm hải đường đâm bông đỏ rực

2. Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa

5. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi

6. Bên trái là dãy tam đảo như bức tường xanh sừng sững

8. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm

9. Giếng Ngọc trong xanh

Câu 4. Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đó là những truyền thuyết nào?

Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 25A

Đáp án:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 25A

Câu 6. Thảo luận, trả lời câu hỏi

Câu ca dao sau ý nói gì:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Đáp án:

Câu ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta dù đi đâu về đâu cũng phải nhớ về cội nguồn, dân tộc.

Cụ thể trong hai câu ca dao trên muốn nhắc nhở con cháu Việt Nam đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch phải nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng, người đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam này.

Câu 7. Tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:

Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

(Đoàn Minh Tuấn)

a. Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đã dùng ở câu thứ nhât? Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái gì?

b. Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và cho biết: Sau khi thay từ, hai câu trôn có còn gắn bó với nhau không? Vì sao?

c. Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?

Đáp án:

a. Câu văn thứ hai lặp lại từ đền đã dùng ở câu thứ nhất. Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái đền.

b. Sau khi thay từ, hai câu trên không còn gán bó với nhau. Mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu thứ nhất nói về đền Thượng, câu thứ hai nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp học.

c. Việc lặp lại từ có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.

B. Hoạt động thực hành bài 25A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau (M: 1 - thuyền)

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. (1)___ lưới mui bằng. (2)___ giã đôi mui cong. (3)___ khu Bốn buồm chữ nhật. (4)___ Vạn Ninh buồm cánh én. (5)___ nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. (6)___ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá (7)___ khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con (8)___ mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con (9)___ tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

(Theo Thi Sảnh)

Đáp án:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 2. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:

Ai là thủy tổ của loài người?

Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có chuyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Câu 4. Đọc thầm mẩu chuyện vui "Dân chơi đồ cổ" và tìm các tên riêng có trong mẩu chuyện trên và viết vào vở?

Dân chơi đồ cổ

Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo :

- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.

Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói :

- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.

Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên :

- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng !

theo Bí quyết sống lâu

Đáp án:

Các tên riêng có trong truyện vui "Dân chơi đồ cổ" là:

  • Chu Văn Vương
  • Ngũ Đế
  • Cửu Phủ
  • Khương Thái Công

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

Những tên trong hoạt động 4 được viết như thế nào?

Đáp án:

Những tên riêng ấy được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là ta viết hoa chữ cái đầy của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

C. Hoạt động ứng dụng bài 25A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Tìm hiểu thêm về phong cảnh đền Hùng hoặc về một cảnh đẹp trên đất nước ta

TÌM HIỂU VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà. Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long có thể nói như một bức tranh đa dạng muôn màu, sự đa dạng ấy được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.

Vẻ đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ ba yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Với hàng nghìn đảo đá lớn, nhỏ mọc lên từ mặt nước xanh ngọc biếc tạo ra một bức tranh thủy mặc khổng lồ. Đây là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có nước nào trên thế giới có được.

Các đảo đá Vịnh Hạ Long không đơn điệu, buồn tẻ mà là một thế giới sống động. Đảo giống như đôi gà hướng mỏ vào nhau (hòn Gà Chọi), đảo giống ông già đang ngồi trầm ngâm câu cá (hòn Lã Vọng), hay như một chiếc lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như để cúng tế trời đất (hòn Đỉnh Hương)… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như như Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ, Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ với nhũ đá mang nhiều hình hài khác nhau… mỗi hang đều có những vẻ đẹp độc đáo riêng làm mê lòng người.

Trong số những hang động “quyến rũ” ấy, để lại ấn tượng sâu sắc nhất là Động Tam Cung. Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách Động Sửng Sốt 5 km về hướng đông bắc. Động dài 8m, rộng 5m, cao 4m, được chia làm ba ngăn, luồn lách qua từng khe đá.
Vẻ đẹp của Hạ Long đặc biệt ở chỗ tất cả đều là tự nhiên chứ không hề có sự can thiệp của con người, hơn nữa trên các đảo đá lại vắng bóng con người. Điều này tạo cho Vịnh Hạ Long vẫn giữ được vẻ hoang sơ mà quyến rũ, biển Vịnh Hạ Long muôn đời vẫn một màu xanh biếc, chảy êm đềm, và vững bền mãi theo thời gian.

Vẻ đẹp đa dạng của Vịnh Hạ Long có thể được đặc trưng bởi nhiều tính năng độc đáo của nó như vô số những bãi biển và những hang động kỳ lạ, nhưng được biết đến với các đảo đá vôi khổng lồ. Nếu du khách choáng ngợp với vẻ đẹp hoang sơ bên ngoài thì sẽ bị mê mẩn, hấp dẫn không muốn về bởi những hang động đẹp đến kỳ lạ. Bước vào trong hang như lạc vào một thế giới cổ tích, huyền bí.
Khi ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Ta còn được chiêm ngưỡng một cảnh mơ mơ huyền ảo của mặt biển lấp lánh ánh nắng lung linh rơi xuống, những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ.

Địa danh duy nhất hai lần được tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Với những giá trị độc nhất vô nhị đó, Vịnh Hạ Long đã vượt qua hơn 400 kỳ quan từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, lọt vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.Vịnh Hạ Long đã 2 lần được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ (1994) và về địa chất, địa mạo năm 2010. Tiếp bước những thành công đó, Vịnh Hạ Long được vinh danh là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới thế giới năm 2012.

---------------------------------------------------------------

Ngoài Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước, VnDoc còn giúp các bạn giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 SGK Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
102
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trọng Tuấn Tú Nguyễn
    Trọng Tuấn Tú Nguyễn

    hay


    Thích Phản hồi 07/03/22
    • Trọng Tuấn Tú Nguyễn
      Trọng Tuấn Tú Nguyễn

      🤞 

      Thích Phản hồi 07/03/22
      • an nguyen
        an nguyen

        Hình như bài 5 HĐTH cái chữ đầy đó có phải là chữ đầu ko 🤨.Nếu em sai em xin lỗi.😢

        Thích Phản hồi 24/04/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

        Xem thêm