Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện

Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 5 trang 173 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng Việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 16B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

· Những người trong tranh là ai?

· Họ đang làm gì?

Trả lời:

· Những người trong tranh là Bác sĩ, cụ Ún và con trai cụ Ún

· Họ đang đưa cụ Ún vào bệnh viện để mổ sỏi thận

2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: "Thầy cúng đi bệnh viện".

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Cụ Ún làm nghề gì?

(2) Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào?

Chọn ý đúng để trả lời:

· a. Tự mình cúng đuổi tà ma.

· b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.

· c. Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh.

(3) Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trôn bệnh viện về nhà?

(4) Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?

(5) Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

Chọn ý đúng để trả lời:

· a. Cụ đã chán nghề thầy cúng.

· b. Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh.

· c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.

Trả lời:

1. Cụ Ún làm nghề thấy cúng.

2. Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách

Đáp án đúng là: b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.

3. Bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà vì cụ sợ mổ và hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái nên cụ trốn viện về nhà.

4. Cụ Ún khỏi bệnh nhờ có hai người mặc áo trắng, đó là bác sĩ và y tá của bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ đã tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ và gia đình đã đưa cụ trở lại bệnh viện. Nửa tháng sau cụ đã khỏi bệnh.

5. Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ:

Đáp án đúng là: c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.

B. Hoạt động thực hành Bài 16B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1-2-3. Đề bài: Hãy kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm bên gia đình

Gợi ý

1. Đó là buổi sum họp gia đình của ai (gia đình em hay gia đình bạn em, gia đình họ hàng, hàng xóm,…)

2. Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào (sáng, tối,…) và vào dịp nào (bữa cơm thường ngày, dịp lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ,…)? Em có chuẩn bị gì không?

3. Trong buổi sum họp gia đình có những ai? Mọi người trò chuyện, thể hiện tình cảm thương yêu, quan tâm đến nhau ra sao?

4. Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia đình đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Đáp án và hướng dẫn giải

Mẫu 1:

Thời gian trôi qua thật nhanh! Thấm thoắt mà đã gần một năm. Mới hôm nào ông bà nội lần đầu tiên lên Hà Nội đón tết nguyên đán vậy mà lại sắp sửa một cái tết nữa lại đến. Tự nhiên lòng em lại nhớ về không khí của bữa cơm sum họp hiếm hoi ngày ấy.

Tết năm ấy chính là cái tết ý nghĩa nhất và đầy đủ nhất vì gia đình đón ông bà nội lên chơi. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ với bình hoa tươi và cành đào đang đua nhau nở. Trên bàn thờ được trang hoàng đầy đủ và không kém phần linh thiêng. Nào đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng.

Ngày 30 tết, từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Mâm cơm cúng chiều 30 tết đã hoàn thiện, cả nhà cùng thắp hương cúng tổ tiên rồi quây quần ngồi bên nhau kể lại những câu chuyện của năm cũ và sắp sửa đón chào năm mới. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, ông bà cũng không quên kể những câu chuyện của quê hương. Rồi ông quay sang xoa đầu em và bảo:

– Quang Anh này! Tuy cháu sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Hà Nam, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố tôi kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi....

Bữa cơm gia đình nhà em như vậy đấy, không quá cao sang nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và niềm hạnh phúc. Hạnh phúc khi tất cả đều khỏe mạnh, hạnh phúc khi các thành viên đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và hạnh phúc khi ai cũng luôn hướng về nguồn cội của mình. Đó quả là một cái tết thật ý nghĩa.

Mẫu 2:

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

5. Kiểm tra viết bài văn tả người:

Đề bài:

Chọn một trong các đề sau:

1. Tả một em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi

2. Tả một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

>> Tham khảo: Tả một người thân của em

3. Tả một bạn học của em.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả một người bạn thân mà em yêu quý

4. Tả một người lao động đang làm việc (nông dân, công nhân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, thầy giáo, cô giáo,...).

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả một người lao động đang làm việc

Trên đây là Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải bài tập sách Tiếng Việt 5 chương trình VNEN theo từng bài học năm học 2023 - 2024 sẽ giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập kiến thức tiếng Việt trọng tâm bài 16B hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
52
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm