Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 83 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 25C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Thi đặt câu nhanh về đồ vật

Mỗi em đặt hai câu về một đồ vật mà em thích, trong đó câu thứ hai có chứa từ ngữ thay thế cho từ ngừ chí đồ vật ở câu thứ nhất.

M: Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có người bạn ấy mà em luôn đi học đúng giờ.

Đáp án:

- Vào năm học mới, mẹ tặng em một chiếc xe đạp mới. Nhờ có nó mà em có thể tự đi học mỗi ngày.

- Em có chiếc cặp rất đẹp và bền. Người bạn đồng hành ấy đã gắn bó cùng em hơn bốn năm nay.

- Em có chiếc bút máy được bố mua từ hồi năm trước. Nó giúp em có những nét chữ đẹp hơn, tròn trịa hơn.

Câu 2. Tìm hiểu về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

a. Đọc thầm đoạn văn sau:

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rồi trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

b. Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó

Đáp án:

- Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về Trần Quốc Tuấn.

- Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Người.

B. Hoạt động thực hành bài 25C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

a. Cùng đọc đoạn văn sau:

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật (1). Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ (2). Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất (3). Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy (4). Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng (5).

(Hữu Mai)

b. Trả lời câu hỏi:

- Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn vàn trên thay thế cho từ ngừ nào?

   M: từ anh ở câu (2) thay thế cho Hai Long ở câu (1).

- Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

Đáp án:

Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho:

  • "anh" (câu 2) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).
  • "người liên lạc" (câu 4) thay thế cho "người đặt hộp thư" (câu 2).
  • "anh" (câu 4) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).
  • "Đó" (câu 5) thay thế cho "những vật gợi ra hình chữ V" (câu 4).

→ Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng liên kết câu.

Câu 2. Cùng đọc lại đoạn trích vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai” mà em đã học ở lớp 4.

Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm. Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời.

TRONG CÔNG XƯỞNG XANH

Tin-tin: - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?

Em bé thứ nhất: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.

Tin-tin: - Cậu sáng chế cái gì?

Em bé thứ nhất: - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.

Mi-tin: - Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không?

Em bé thứ nhất: - Không đâu, chẳng ồn ào gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không?

Tin-tin: - Có chứ! Nó đâu?

Em bé thứ hai: - Cậu có muốn xem vật mình sáng chế không?

Tin-tin: - Có chứ, cái gì đấy?

Em bé thứ hai: - Có ba mươi vị thuốc trường sinh kia, trong những chiếc lọ xanh.

Em bé thứ ba: - (Từ trong đám đông đi ra) Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả.

(Em bé tỏa ra một thứ ánh sáng lạ thường). Thật là kì lạ phải không?

Em bé thứ tư: - (Kéo tay Tin-tin) Cậu lại đây xem cái máy của mình, nó biết bay trên không như một con chim.

Em bé thứ năm: - Hãy lại xem cái máy của mình đã. Nó biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.

Câu 3. Tập viết đoạn đối thoại

Dựa theo đoạn đối thoại ở hoạt động 1, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết một đoạn đối thoại nói về việc cả nhóm cùng sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn (ví dụ: chiếc bút mảy mà mực viết mãi không hết, cái máy hút bụi có thể hút được hết bụi trong không khí để môi trường luôn trong sạch, ...).

Đáp án:

Trong câu lạc bộ phát minh, trưởng nhóm tham quan A dẫn đoàn bước vào công xưởng và hỏi:

- Ồ! Các bạn đang làm gì thế?

Nhóm trưởng nhóm phát minh B trả lời:

- Chúng mình đang sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn.

Một bạn trong nhóm A hỏi ngay:

- Đó là vật gì vậy?

Nhóm phó nhóm B đáp:

- Vật đó nhỏ gọn như cây bút thôi.

Một bạn khác ở nhóm A hỏi tiếp:

- Thế “Cây bút thần kì ấy có công dụng gì?”

Nhóm B cùng đáp:

- Vật ấy dò tìm nhằm phát hiện sớm bệnh của con người; sau đó, nó sẽ phát ra những tia sáng để tiêu diệt mầm bệnh, giúp con người luôn khỏe mạnh.

C. Hoạt động ứng dụng bài 25C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Nghe người thân kể hoặc tìm đọc một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Bài làm:

Mẫu 1:

Một trong những tấm gương hiếu học được lưu danh trong sử sách nước nhà chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông nổi tiếng là một cậu học trò nghèo hiếu học đã đỗ và đứng đầu cả ba kỳ thi.

Em đã đọc được câu chuyện hiếu học của Nguyễn Khuyến khi về quê hương Nam Định của ông. Không như những đứa trẻ trạc tuổi ham chơi, từ nhỏ Nguyễn Khuyến đã vô cùng hiếu học, ông lắng nghe các bài thơ mà cha dạy cho các anh rồi học thuộc làu làu. Vì còn nhỏ tuổi nên ông luôn tự học một mình, cầm gạch viết lên nền nhà, sau này cha của ông thấy ông hiếu học liền mua sách bút cho học. Từ đó ông càng chăm chỉ và say mê học tập, học đến nỗi quên ăn, quên ngủ, ông muốn học ngày học đêm, có hôm thì nhờ ánh trăng tỏ để đọc sách, hôm nào trăng mờ thì đốt lá lấy ánh sáng của lửa để học. Nhờ sự nỗ lực học tập không ngừng, ông đã đỗ cả ba kì thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình, được gọi là "Tam nguyên yên đổ". Nguyễn Khuyến ra làm quan, ông là một vị quan trong sạch, thanh liêm chính trực và luôn gần gũi gắn bó với nhân dân. Tinh thần hiếu học của ông trở thành một tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.

Ngày nay chúng ta có điều kiện học tập quá tốt, đầy đủ và hiện đại nhưng lại rất ngại học, coi việc học như là một sự ép buộc, gánh nặng và chỉ muốn được chơi. Phải nêu cao tinh thần hiếu học của dân tộc, học tập vì chính bản thân và cả xã hội.

Mẫu 2:

Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .

Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.

Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung dạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua Anh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.

Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.

>> Tham khảo các bài văn mẫu tại đây: Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

----------------------------------------------------------

Ngoài Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo, VnDoc còn giúp các bạn giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 SGK Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
69 33.504
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm