Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 55 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
A. Hoạt động cơ bản Bài 23B Tiếng việt lớp 5 VNEN
Câu 1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Những người trong ảnh là ai?
- Họ đang làm gì?
Đáp án:
Quan sát các bức ảnh em thấy:
- Những người trong ảnh chính là các cô chú công an, bộ đội, cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và đội dân quân tự vệ.
- Những hoạt động mà họ làm trong mỗi ảnh là:
- Hình 1: Cảnh sát giao thông đang đi tuần tra trên đường
- Hình 2: Cô công an đang phân luồng giao thông tránh ùn tắc
- Hình 3: Bộ đội đang đắp đất đá ngăn lũ lụt cùng dân
- Hình 4: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang dập tắt đám lửa
- Hình 5: Cô cảnh sát giao thông dắt em nhỏ qua đường an toàn
- Hình 6: Đội dân quân tự vệ giúp dân sơ tán khỏi vùng lũ lụt.
Câu 2. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài sau:
Chú đi tuần
Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam
Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng
Súng tròng tay im lặng,
Chú đi tuần đêm nay
Hải Phòng yên giấc ngủ say
Cây rung theo gió, lá bay xuống đường...
Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che gió kín, ấm áp dưới mền bông
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say...
Theo Trần Ngọc
Câu 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Học sinh miền Nam: học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975)
- Đi tuần: đi quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc
Câu 4. Cùng luyện đọc
Câu 5. Trao đổi, hoàn thành các bài tập sau
(1) Đánh dấu x vào ô trống thích hợp:
Đúng | Sai | |
a) Người chiến sĩ công an đi tuần lúc đêm khuya, phố vắng, gió lạnh thổi hun hút, mọi người đã yên giấc ngủ say. | ☐ | ☐ |
b) Người chiến sĩ đi tuần lúc trăng thanh, gió mát, cây cối im lìm, thành phố vẫn chưa chìm trong yên tĩnh. | ☐ | ☐ |
c) Tình cảm của người chiến sĩ với các cháu được thể hiện: - Qua các từ ngữ xưng hô, lời gọi thân mật (chú, cháu, các cháu ơi, các cháu miền Nam yêu mến); lời thơ dịu dàng, trìu mến - Qua các chi tiết: hỏi các cháu ngủ có ngon không?; dặn các cháu: cứ yên tâm ngủ, ngủ cho say; lời tự nhủ: Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm | ☐ | ☐ |
d) Mong ước của người chiến sĩ đối với tương lai của các cháu được thể hiện qua các câu thơ: Mai các cháu học hành tiến bộ/ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay | ☐ | ☐ |
e) Bài thơ nói về tình cảm của người chiến sĩ công an đối với các cháu học sinh: yêu thương các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ | ☐ | ☐ |
(2) Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
Đáp án:
(1) Điền dấu x như sau:
Đúng | Sai | |
a) Người chiến sĩ công an đi tuần lúc đêm khuya, phố vắng, gió lạnh thổi hun hút, mọi người đã yên giấc ngủ say. | ☒ | ☐ |
b) Người chiến sĩ đi tuần lúc trăng thanh, gió mát, cây cối im lìm, thành phố vẫn chưa chìm trong yên tĩnh. | ☐ | ☒ |
c) Tình cảm của người chiến sĩ với các cháu được thể hiện: - Qua các từ ngữ xưng hô, lời gọi thân mật (chú, cháu, các cháu ơi, các cháu miền Nam yêu mến); lời thơ dịu dàng, trìu mến - Qua các chi tiết: hỏi các cháu ngủ có ngon không?; dặn các cháu: cứ yên tâm ngủ, ngủ cho say; lời tự nhủ: Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm | ☒ | ☐ |
d) Mong ước của người chiến sĩ đối với tương lai của các cháu được thể hiện qua các câu thơ: Mai các cháu học hành tiến bộ/ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay | ☒ | ☐ |
e) Bài thơ nói về tình cảm của người chiến sĩ công an đối với các cháu học sinh: yêu thương các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ | ☒ | ☐ |
B. Hoạt động thực hành bài 23B Tiếng việt lớp 5 VNEN
Câu 1. Lập chương trình hoạt động
Để hưởng ứng phong trào " Em là chiến sĩ nhỏ", ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:
- Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông.
- Triển lãm về an toàn giao thông.
- Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông.
- Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chừa cháy.
- Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng.
(1) Cả nhóm thống nhất chọn một hoạt động để lập chương trình hoạt động
(2) Trao đổi, viết chương trình hoạt động vào bảng nhóm theo mẫu sau (Viết các ý chính)
TÊN HOẠT ĐỘNG: ………..
1. Mục đích (Góp phần giữ gìn trật tự, an ninh; Rèn luyện những đức tính, phẩm chất gì cho đội viên?)
2. Phân công chuẩn bị (Dụng cụ, phương tiện hoạt động; Các hoạt động cụ thể)
3. Chương trình cụ thể (Tập trung đến địa điểm tổ chức hoạt động; Trình tự tiến hành; Tổng kết, tuyên dương các chi đội và đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ)
Đáp án:
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)
I. Mục đích
- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.
- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng
- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.
- Các hoạt động cụ thể:
- Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.
- Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.
- Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.
- Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.
- Nước uống: Nga, Thanh.
- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.
III. Chương trình cụ thể
- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu
- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.
- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.
- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.
- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.
- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.
- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.
- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.
- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường
- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.
>> Tham khảo: Lập chương trình hoạt động tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông
· Triển lãm về an toàn giao thông.
>> Tham khảo: Lập chương trình hoạt động triển lãm về an toàn giao thông
· Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông.
>> Tham khảo: Lập chương trình hoạt động Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông
· Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.
>> Tham khảo: Lập chương trình hoạt động phát thanh về phòng cháy, chữa cháy
· Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng.
Bài mẫu:
Thành phố: Thăm các chú công an giao thông.
Vùng quê, hải đảo: Thăm các chú công an biên phòng.
I. Mục đích
- Thăm hỏi, động viên các chú công an vào dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
- Rèn luyện học sinh nền nếp, cư xử tình cảm tốt với những người lính phải canh gác trạm tiền tiêu, quản lý an toàn xe cộ lưu thông trên đường phố.
- Bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc, yêu những người lính.
II. Công tác chuẩn bị
- Quà Tết: trà, cà phê, bánh kẹo (xuất chi phí từ quỹ lớp).
- Tiết mục văn nghệ giúp vui (lớp phó văn thể mĩ tập cho tổ văn nghệ).
- Tiết mục kể chuyện: Hồng Hạnh
III. Chương trình cụ thể
- Đến trường tập trung lúc 6h30 sáng.
- Xe chở học sinh, giáo viên chủ nhiệm và tổng Phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đến phòng tiền tiêu (công an biên phòng) hay phòng Công an giao thông.
- Giới thiệu các thầy cô và Ban cán bộ lớp (lớp trưởng).
- Tặng quà cho các chú công an.
- Diễn văn nghệ giúp vui.
- Thăm hỏi, trao đổi quà kỉ niệm.
- Ra về.
>> Tham khảo: Lập chương trình cho hoạt động thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng
Ngoài Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên, VnDoc còn giúp các bạn giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 và SGK Tiếng Việt lớp 5.
>> Bài tiếp theo: Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện