Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 11

Giáo án môn Vật lý lớp 10

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 11: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1) Kiến thức

  • Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
  • Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý.
  • Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống

2) Kỹ năng

  • Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
  • Tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
  • Viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.

II. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên

  • Một số dụng cụ đo như: thước, ampe kế, nhiệt kế, …
  • Bài toán tính sai số để học sinh vận dụng.

2) Học sinh: Đọc bài thực hành đo các đại lượng vật lý như: chiều dài, thể tích, …

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra

3. Hoạt động dạy – học

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI.

Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

I. Phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI:

1).Phép đo các đại lượng vật lý:

- Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị.

- Phép đo trực tiếp: là phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo.

- Phép đo gián tiếp: là phép xác định một đại lượng vật lý thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp.

2).Đơn vị đo:

Tại Việt Nam sử dụng hệ đơn vị SI.

1 HS đo khối lượng vật.

1 HS đo chiều dài cuốn sách.

HS trả lời.

Điều chỉnh cân thăng bằng, đặt vật lên 1 đĩa cân, đĩa cân bên kia đặt các quả cân.

Khi 2 quả cân thăng bằng thì khối lượng bằng tổng khối lượng các quả cân.

Dùng thước đặt dọc theo sách để đo chiều dài.

Là phép so sánh.

Dùng thước đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao để tính thể tích.

- HS ghi nhớ.

Yêu cầu 1 HS lên đo khối lượng 1 vật, 1 HS khác đo chiều dài 1 quyển sách.

Khối lượng của vật là?

Chiều dài cuốn sách là bao nhiêu?

Làm cách nào được KQ này?

Cái cân và thước gọi là dụng cụ đo.

Thực chất của phép đo các đại lượng vật lý là gì?

Phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp.

Làm thế nào để xác định thể tích của hình hộp chữ nhật?

Phép đo như vậy gọi là phép đo gián tiếp.

Phép đo mà không có dụng cụ trực tiếp mà thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.

Việc phân chia phép đo trực tiếp hay gián tiếp là dựa vào dụng cụ đo.

Đánh giá bài viết
1 184
Sắp xếp theo

Giáo án Vật lý lớp 10

Xem thêm