Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 45

Giáo án môn Vật lý lớp 10

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 45: Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Nhận biết và phân biệt được: "trạng thái" và "quá trình"
  • Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
  • Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt

2. Về kỹ năng:

  • Xử lí số liệu thu được từ thực nghiệm và vận dụng vào việc xác định mối quan hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt.
  • Vận dụng được định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

  • Dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 SGK
  • Bảng phụ vẽ khung của bảng "kết quả thí nghiệm".

Học sinh: Mỗi nhóm HS 1 bảng phụ kẻ ô li để vẽ đường đẳng nhiệt.

III. Phương pháp:

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 2: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử :

  1. Chỉ có lực hút.
  2. Chỉ có lực đẩy.
  3. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
  4. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

3) Hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông số trạng thái. Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu:

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

Nội dung

Tiếp thu, ghi nhớ.

Dự đoán:

- Áp suất tăng, thể tích tăng, và ngược lại

- Áp suất khí tăng, thể tích giảm và ngược lại.

- Áp suất khí không thay đổi khi thể tích tăng hoặc giảm.

Khi di chuyển pittông tức là làm thay đổi thể tích.

Quan sát chỉ số áp suất và thể tích tương ứng.

Ở cùng nhiệt độ áp suất tăng khi giảm thể tích và ngược lại.

Trạng thái của một lượng khí được xác điịnh bằng bằng thể tích V, áp suất p và nhiệt độ T.Những đại lượng này gọi là thông số trạng thái của một lượng khí.

Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.

Dự đoán sự thay đổi của áp suất khí trong bình khi tăng (giảm) thể tích lượng khí?

Tiến hành lần lượt thí nghiệm:

Chú ý: Lượng khí trong bình là không đổi

Khi di chuyển pittông tức là thay đổi thông số nào?

Quan sát đồng hồ đo áp suất tương ứng với từng thể tích để lấy số liệu?

Ở cùng nhiệt độ: Áp suất có mối liên hệ như thế nào với thể tích?

Như vậy giữa các thông số trạng thái có một mối liên hệ xác định. Làm thế nào để tìm được mối liên hệ định lượng giữa áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi?

I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái:

Trạng thái khí được xác định bằng 3 thông số: thể tích V, nhiệt độ T và áp suất P.

II.Quá trình dẳng nhiệt:

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Đánh giá bài viết
1 116
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 10

    Xem thêm