Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 16
Giáo án môn Vật lý lớp 10
Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 16: Ba định luật Niu-tơn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Phát biểu được định luật III Niu-tơn.
- Phát biểu được đặc điểm của lực và phản lực.
- Viết được công thức của định luật III Niu-tơn
- Nắm được ya nghĩa của định luật III Niu-tơn.
2. Về kỹ năng
- Vận dụng định luật I, II, III Newton để giải một số bài tập có liên quan.
- Phân biệt được khái niệm: lực, phản lực và phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Chỉ ra được lực và phản lực trong các ví dụ cụ thể.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ HỌC:
- Giáo viên: Các ví dụ có thể dùng định luật III để giải thích.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về hai lực cân bằng, qui tắc tổng hợp hai lực đồng qui.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Phát biểu nội dung định luật I. Quán tính là gì? nêu định nghĩa và tính chất của khối lượng.
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu-tơn. Trọng lượng của vật là gì?
viết công thức tính trọng lùc tác dụng lên một vật?
3. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật. Phát biểu định luật III.
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được | Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
III.Định luật III Niu-tơn 1. Sự tương tác giữa các vật. SGK 2. Định luật Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. | Do bi B tác dụng vào bi A một lực làm bi A thu gia tốc và thay đổi chuyển động. Các biến đổi xảy ra đồng thời. Bóng tác dụng vào vợt 1 lực làm vợt bị biến dạng, đồng thời vợt cũng tác dụng vào bóng một lực làm bóng bị biến dạng Là 2 lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực cân bằng có cùng điểm đặt, 2 lực trực đối có điểm đặt là 2 vật khác nhau. HS cho ví dụ. | Khi đánh tay lên bàn, tức là tác dụng lên bàn một lực, ta có cảm giác tay bị đau, điều này chứng tỏ bàn cũng tác dụng lên tay ta một lực? Lực này có phương, chiều, độ lớn như thế nào? Nêu các ví dụ về sự tương tác giữa các vật, phân tích để thấy cả hai vật đều thu gia tốc hoặc bị biến dạng. Viên bi A bị thay đổi vận tốc là do nguyên nhân nào? Các biến đổi đó xảy ra ntn? (thời gian xảy ra), chứng tỏ điều gì? Hai lực do A tác dụng lên B và B tác dụng lên A có điểm đặt, phương, chiều, độ lớn ntn? Thông báo nội dung định luật III Niu-tơn. Hai lực ntn gọi là 2 lực trực đối? Phân biệt cặp lực trặc đối và cặp lực cân bằng? Dấu trừ cho biết điều gì? Nêu ví dụ minh họa? |