Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 1
Giáo án môn Vật lý lớp 10
Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 1: Chuyển động cơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm về: chất điểm, chuyển động cơ và quỹ đạo của chuyển động cơ
- Nêu được ví dụ về: chất điểm, chuyển động, vật mốc, mốc thời gian
- Phân biệt hệ toạ độ và hệ quy chiếu, thời điểm và thời gian
2. Về kỹ năng:
- Xác định được vị trí của 1 điểm trên 1 quỹ đạo cong hoặc thẳng
- Giải được các bài toán về đổi mốc thời gian.
3. Tình cảm, thái độ:
II/ CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
Giáo viên:
- Một số ví dụ thực tế về cách xác đinh vị trí của điểm nào đó
- Một số bài toán về đổi mốc thời gian
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm chuyển động, tìm hiểu khái niệm chất điểm, quỹ đạo của chất điểm.
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được | Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
I. Chuyển động cơ. Chất điểm: 1. Chuyển động cơ: Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. 2. Chất điểm: Chất điểm là vật có kích thớc rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến) . 3. Quỹ đạo: Khi chuyển động, chất điểm vạch ra một đường trong không gian gọi là quỹ đạo. | - Nhắc lại khái niệm chuyển động cơ học đã học ở lớp 8. - Đó là sự thay đổi vị trí theo thời gian - Đọc sách đó phân tích khái niệm chất điểm HS nêu ví dụ. - Hoàn thành yêu cầu C1 Có thể coi TĐ là chất điểm - Ghi nhận khái niệm quỹ đạo. - Thảo luận, trả lời | - GV hỏi cách nhận biết một vật chuyển động - Khi nào một vật CĐ được coi là chất điểm? - Nêu một vài ví dụ về một vật CĐ được coi là chất điểm và không được coi là chất điểm. - Hoàn thành yêu cầu C1 Đường kính quỹ đạo của TĐ quanh MT là bao nhiêu? - Hãy đặt tên cho đại lượng cần tìm? Áp dụng tỉ lệ xích - Hãy so sánh kích thước TĐ với độ dài đường đi? Ví dụ: quỹ đạo của giọt nước mưa. Quỹ đạo của 1 điểm đầu mút kim đồng hồ có dạng như thế nào? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vị trí của một vật trong không gian
Nội dung và mục tiêu | Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian: 1. Vật làm mốc và thước đo: Muốn xác định vị trí của một vật ta cần chọn: - Vật làm mốc - Chiều dương - Thước đo 2. Hệ toạ độ | - Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc - HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV -Ghi nhận cách xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời câu C2 - Đọc sách tự tìm hiểu về hệ toạ độ Trả lời câu C3 | - Yêu cầu HS chỉ vật mốc trong hình 1.1 - Hãy nêu tác dụng của vật làm mốc? - Làm thế nào xác định vị trí của vật nếu biết quỹ đạo? Hoàn thành yêu cầu C2 - Xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng? -C3? |