Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 19
Giáo án môn Vật lý lớp 10
Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 19: Lực ma sát được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt
- Nêu được ý nghĩa của lực ma sát trượt trong đời sống và kỉ thuật
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng công thức về các loại lực ma sát để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, đặc biệt là vai trò của lực ma sát nghỉ trong việc đi lại của người, động vật và các loại phương tiện giao thông.
- Vận dụng công thức tính lực ma sát trượt để giải một số bài tập đơn giản
- Nêu được ví dụ về sự có lợi, có hại của ma sát trong thực tế và cách làm tăng, giảm ma sát trong các trường hợp đó
- Biết được các bước của phương pháp thực nghiệm, từ việc nêu giả thuyết, kiểm tra giả thuyết đến kết luận
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
- Giáo viên: miếng gỗ, hộp quả nặng, lực kÕ
- Học sinh: Ôn lại khái niệm về lực ma sát,các loại lực ma sát,vai trò, tác hại của lực ma sát và cách làm tăng, giảm ma sát trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo, dây thép.
HS2: Phát biểu định luật Hooke, viết biểu thức và cho biết các đại lượng trong công thức đó.
3) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ. Nhận thức vấn đề của bài học:
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được | Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
Có các loại lực ma sát: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc. Tuỳ trường hợp cụ thể. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại. Tăng hoặc giảm độ nhám, bôi trơn. | Có những loại lực ma sát nào? Các lực đó xuất hiện ở đâu, khi nào? Lực ma sát có xu hướng cản lại chuyển động nên nó có chiều ngược với chiều chuyển động và có phương song song với mặt tiếp xúc. Lực ma sát có lợi hay có hại? Có thể làm tăng hoặc giảm ma sát bằng cách nào? |
Hoạt động 2: Khảo sát lực ma sát trượt.
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được | Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
I. Lực ma sát trượt: 1. Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng lên vật một lực cản trở chuyển động của vật gọi là lực ma sát trượt. 2.Độ lớn của lực ma sát trượt: - Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. - Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của của 2 mặt tiếp xúc. 3.Hệ số ma sát trượt: - Hệ số tỉ lệ mt gọi hệ số ma sát trượt - Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc . mt < 1 Công thức tính lực ma sát trượt Fmst = mt.N | Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời. Kéo đều vật trên mặt phẳng nằm ngang Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên Thay đổi diện tích tiêp xúc của cùng một vật Thay đổi áp lực của vật lên mặt tiếp xúc. Thay đổi vật liệu, bản chất của măt tiếp xúc. | Đo lực ma sát trượt bằng cách nào? Giải thích phương án đưa ra? Hướng dẫn HS vận dụng định luật II Niutơn để giải thích phương án thí nghiệm. Yêu cầu hoàn thành C1 Giáo viên hướng dẫn HS theo các bước: - Nêu giả thuyết - Tìm phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. - Rút ra kết luận. Làm cách nào để biết lực ma sát trượt có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc hay không? Phụ thuộc vào áp lực? Phụ thuộc vật liệu, tình trạng, bản chất mặt tiếp xúc? GV thông báo hệ số ma sát trượt. Độ lớn lực ma sát trượt được tính bằng công thức nào? |