Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 43

Giáo án môn Vật lý lớp 10

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 43: Bài tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về động năng, thế năng và cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng.

2. Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập về động năng, thế năng và cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Chuẩn bị đề bài tập, phương pháp giải quyết bài toán.

Học sinh: Ôn lại công thức về động năng, thế năng và cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng.

III. Phương pháp:

IV. Tiến trình dạy học:

1) Ổn định: Kiểm diện

2) Kiểm tra bài cũ: Không

A. Lý thuyết (gọi HS lên bảng trình bày, GV sữa chữa và bổ sung)

- Biểu thức tính động năng

- Biểu thức tính thế năng

- Biểu thức tính cơ năng

- Định luật bảo toàn cơ năng

B. Bài tập trắc nghiệm (dạng phiếu học tập, HS hoạt động theo nhóm)

Sử dụng dữ kiện sau cho câu 1, 2, 3:

Từ mặt đất một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 6m/s. Lấy g = 10m/s2.

Câu 1: Độ cao cực đại mà vật đạt được:

A. h = 2,4m B. h = 2m C. h = 1,8m D. h = 0,3m

Câu 2: Ở độ cao nào sau đây thì thế năng bằng động năng:

A. h = 0,45m B. h = 0,9m C. h = 1,15m D. h = 1,5m

Câu 3: Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng?

A. h = 0,6m B. h = 0,75m C. h = 1m D. h = 1,25m

Câu 4: Một lò xo treo thẳng đứng, một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết k = 200N/m. Khi vật ở vị trí A, thế năng đàn hồi của lò xo là 4.10-2J (lấy gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật), khi đó độ biến dạng của lò xo là:

A. 4,5cm B. 2cm C. 4.10-4m D. 2,9cm

Câu 5: Một vật khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 10m/s. Cho g = 10m/s2, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật lên đến vị trí cao nhất thì trọng lực đã thực hiện một công là:

A. 10J B. 20J C. -10J D. -20J

Câu 6: Một vật khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?

A. 0,102m B. 1m C. 9,8m D. 32m

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 10

    Xem thêm