Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 28

Giáo án môn Vật lý lớp 10

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 28: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền và cân bằng phiếm định.
  • Phát biểu được được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

2. Về kỹ năng:

  • Xác định được dạng cân bằng của vật.
  • Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.
  • Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế trong việc giải các bài tập.
  • Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Các thí nghiệm theo hình 20.2, 20.3, 20.4 và 20.6 SGK:

Học sinh: Ôn lại kiến thức về momen lực.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm

IV. Tiến trình dạy học:

1) Ổn định:

2) Kiểm tra:

3) Hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Phân biệt ba dạng cân bằng.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

Nội dung

Do ở cả 3 trường hợp trọng lực của thước có giá đi qua trục quay nên có momen bằng không, do đó trọng lực không có tác dụng làm quay thước nên thước ở trạng thái cân bằng.

Khi bị lệch thước sẽ quay ra xa vị trí cân bằng. Vì khi bị lệch thì trọng tâm có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm thước quay theo chiều ra xa vị trí ban đầu.

Là khi bị lệch khỏi VTCB vật không tự trở về vị trí ban đầu.

Khi bị lệch thước sẽ quay về vị trí cân bằng. Vì khi bị lệch thì trọng tâm có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm thước quay theo chiều trở về vị trí ban đầu.

Là khi bị lệch khỏi VTCB vật tự trở về vị trí ban đầu.

Khi bị lệch thước sẽ tiếp tục đứng yên ở vị trí mới và giá của trọng lực luôn đi qua trục quay.

Khi bị lệch khỏi VTCB vật luôn đứng yên ở vị trí mới.

Đặt vẫn đề: Vật ở trạng thái cân bằng khi điều kiện cân bằng được thỏa mãn. Nhưng liệu trạng trạng thái cân bằng của các vật khác nhau có giống nhau không? Trong bài này ta sẽ nghiên cứu để tìm ra tính chất khác nhau của các trạng thái cân bằng hay các dạng cân bằng.

Để thước ở 3 vị trí cân bằng theo 3 hình 20.2, 20.3 và 20.4 SGK.

Giải thích tại sao thước đứng yên? (Áp dụng qui tắc momen để giải thích)

Trở lại TN 20.2 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích?

Do tính chất này nên việc giữ cho vật cân bằng rất khó, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng không bền.

Thế nào là cân bằng không bền?

Ở TN 20.3 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích?

Do tính chất này nên không dễ làm cho thước lệch khỏi VTCB, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng bền.

Thế nào là cân bằng bền?

Ở TN 20.4 nếu chạm nhẹ vào thước cho thước lệch đi một chút thì hiện tượng xảy ra ntn, giải thích?

Do vật đứng yên tại mọi vị trí, nên ta gọi dạng cân bằng này là cân bằng phiếm định.

Thế nào là cân bằng phiếm định?

I. Các dạng cân bằng:

1. Cân bằng không bền:

Là cân bằng mà khi vật bị lệch ra khỏi VTCB thì vật không tự trở về vị trí ban đầu

2. Cân bằng bền:

Là cân bằng mà khi vật bị lệch ra khỏi VTCB thì vật tự quay về vị trí ban đầu

3. Cân bằng phiếm đinh:

Là cân bằng mà khi vật bị lệch VTCB, thì vật tiếp tục cân bằng ở vị trí mới này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 10

    Xem thêm