Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Luyện từ và câu - Từ đơn và từ phức

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Luyện từ và câu - Từ đơn và từ phức là bộ giáo án chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp các em dễ dàng hiểu được được sự khác nhau tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I. Mục tiêu:

- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu; từ bao giờ cũng có nghĩa, còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.

- Phân biệt được từ đơn và từ phức.

- Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra (cuốn sổ tay TV 3 – Tập 2).

- Bảng lớp viết sẵn câu văn: Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến.

- Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ.

- Từ điển (nếu có) hoặc phô tô vài trang (đủ dùng theo nhóm).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Tác dụng và cách dùng dấu hai chấm.

- Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã giao từ tiết trước.

- Giới thiệu đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ.

- Yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa của từng dấu hai chấm trong đoạn văn.

Tất cả nhìn nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin:

- Cũng là Va-ti-căng.

- Đúng vậy!

– Thanh giải thích – Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người. Có nước đông dân nhất là Trung Quốc: hơn 1 tỉ 200 triệu.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài

- Đưa ra từ: học, học hành, hợp tác xã.

- Hỏi: Em có nhận xét gì về số tiếng của ba từ học, học hành , hợp tác xã.

- Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về từ 1 tiếng (từ đơn) và từ gồm nhiều tiếng (từ phức).

b) Tìm hiểu ví dụ

- Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp.

- Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ.

+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.

- Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Chốt lại lời giải đúng.

Bài 2

- Hỏi:

+ Từ gồm có mấy tiếng?

+ Tiếng dùng để làm gì?

+ Từ dùng để làm gì?

+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?

c) Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.

d) Luyện tập

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên bảng làm .

- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Những từ nào là từ đơn?

- Những từ nào là từ phức?

(GV dùng phấn màu vàng gạch chân dưới từ đơn, phấn đỏ gạch chân dưới từ phức)

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS dùng từ điển và giải thích: Từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức.

- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.

- Các nhóm dán phiếu lên bảng.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm tích cực, tìm được nhiều từ.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.

- Yêu cầu HS đặt câu.

- Chỉnh sửa từng câu của HS (nếu sai).

3. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi:

+ Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.

+ Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS lên bảng.

- 3 HS đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời của nhân vật Tùng.

Dấu hai chấm thứ hai giải thích cho bộ phận đứng trước: Trung Quốc là nước đông dân nhất.

- Theo dõi.

- Từ học có 1 tiếng, từ học hành có 2 tiếng, từ hợp tác xã gồm có 3 tiếng.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng:

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hạnh / là / học sinh / tiên / tiến.

- Câu văn có 14 từ.

+ Trong câu văn có những từ gồm 1 tiếng và có những từ gồm 2 tiếng.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.

- Nhận đồ dùng học tập và hoàn thành phiếu.

- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.

Từ đơn (Từ gồm một tiếng)

Từ phức (Từ gồm nhiều tiếng)

nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là

giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến

+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng.

+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức.

+ Từ dùng để đặt câu.

+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng.

- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng.

- Lần lượt từng từng HS lên bảng viết theo 2 nhóm. Ví dụ:

Từ đơn: ăn, ngủ, hát, múa, đi, ngồi, …

Từ phức: ăn uống, đấu tranh, cô giáo, thầy giáo, tin học, …

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Dùng bút chì gạch vào SGK.

- 1 HS lên bảng.

Rất / công bằng / rất / thông minh /.

Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mang /.

- Nhận xét.

- Từ đơn: rất, vừa, lại.

- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượn, đa tình, đa mang.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Lắng nghe.

- Hoạt động trong nhóm.

1 HS: đọc từ.

1 HS: viết từ.

- HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ.

Ví dụ:

Từ đơn: vui, buồn, no, đói, ngủ, sống, chết, xem, nghe, gió, mưa, …

Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết, yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, …

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- HS tiếp nối nói từ mình chọn và đặt câu.

(mỗi HS đặt 1 câu).

Em rất vui vì được điểm tốt.

Hôm qua em ăn rất no.

Bọn nhện thật độc ác.

Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết.

Em bé đang ng.

Em nghe dự báo thời tiết.

Bà em rất nhân hậu.

- HS trả lời.

- HS cả lớp.

Đánh giá bài viết
11 6.614
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Tiếng việt 4

Xem thêm