Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 5 Cánh Diều Tuần 17

Giáo án Tiếng Việt 5 Cánh Diều Tuần 17

Giáo án Tiếng Việt 5 Cánh Diều Tuần 17 được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 30 trang, giúp thầy/cô soạn giáo án Tiếng Việt lớp 5 dễ dàng và chính xác hơn.

TUẦN 17

BÀI ĐỌC 3

KHI CÁC EM Ở NHÀ MỘT MÌNH ( 2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Thể hiện được giọng đọc phù hợp với văn bản thông tin. Tốc độ đọc khoảng 95 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì I.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các CH về nội dung của các đoạn và nội dung toàn bài (những điều trẻ em cần làm và không được làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình).

- Biết tra từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng In-tơ-nét) để tìm hiểu thông tin về phòng tránh tai nạn thương tích.

1.2. Phát triển năng lực văn học

Cảm nhận được hình ảnh đẹp qua các bức tranh minh hoạ giúp em dễ hiểu, dễ nhớ hơn những việc không được làm và những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

2.1. Phát triển các năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi, thảo luận với bạn để tìm hiểu nghĩa các từ khó, từ ít dùng; trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong bài.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các thông tin về những điều cần biết khi ở nhà một mình không được làm những việc gì và những việc em cần làm khi ở nhà một mình. Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu, tự tra từ điển tìm hiểu kiến thức.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: từ 10 điều trong bài, em tự xác định nhiệm vụ để thực hiện và đề ra quyết tâm thực hiện tốt các điều đó.

2.2. Bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng ý thức cảnh giác, cẩn thận, trách nhiệm (đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh vẽ trong bài phóng to.

- HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở ô li, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Cách tiến hành:

- Cho HS chơi trò chơi “Lật mảnh ghép” để kiểm tra bài cũ: Chú công an

+ MG1: Hình ảnh các chú công an tuần tra ban đêm đẹp và cảm động như thế nào?

+ MG2: Ở khổ thơ 3 và 4, những việc làm của chú công an thể hiện điều gì?

+MG3: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ

- Nhận xét- đánh giá khích lệ HS

- Giới thiệu bài: Các em được sống trong cuộc sống yên bình như ngày hôm nay là nhờ những công việc hàng ngày mà các chú công an vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống yên bình cho chúng ta. Trong cuộc sống, để đảm bảo an toàn cho mình khi người lớn đi vắng, các em phải tuân thủ một số quy tắc nhất định. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu 10 quy tắc an toàn qua bài đọc Khi các em ở nhà một mình.

- Học sinh chơi trò chơi khởi động.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

+ Hình ảnh các chú công an tuần tra trong đêm đẹp và sáng như những ánh sao đêm, khi mọi người đang say giấc ngủ thì các chú công an vẫn còn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra để giữ trật tự cho khu phố.

+ Những việc làm của chú công an ở khổ 3 và 4 thể hiện các công việc hàng ngày mà các chú vẫn làm, chú đi tuần tra và nhắc nhở các gia đình, chú đến giảng hoà khi trong xóm có xảy ra tranh cãi, chú còn luôn quan tâm đến đời sống của những gia đình nghèo khó khăn và khuyên dăn những anh thanh niên ngỗ ngược

+ Qua bài thơ em cảm thấy rất yêu quý và biết ơn các cô chú công an, không ngại khó khăn gian khổ luôn chăm lo canh gác giữ gìn bình yên cuộc sống cho mọi người

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ đọc sai. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Hiểu 10 quy tắc an toàn qua bài đọc Khi các em ở nhà một mình.

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm toàn bài, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó (VD: ví dụ: tò mò, dọa dẫm, sơ cứu… ,…) và những từ ngữ khác, nếu thấy cần thiết đối với HS địa phương.

- GV HD đọc: đọc: âm lượng vừa phải, cách đọc rõ ràng, khúc chiết, gãy gọn để phù hợp với văn bản thông tin.

- GV cúng HS giải nghĩa từ ngữ khó: (VD: thiết bị điện, sự cố …).

- GV tổ chức cho HS chia đoạn và đọc nối tiếp các đoạn theo nhóm.

.- Có thể chia văn bản thành 2 phần (phần 1: từ đoạn 1 đến đoạn 5, phần 2 từ đoạn 6 đến đoạn 10). Mỗi HS trong nhóm đọc 1 phần, rồi đổi nhiệm vụ cho nhau.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.:

:

- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: leo trèo, trêu chọc, dọa dẫm, trầy xước …).

- GV hướng dẫn luyện đọc câu:

Không chạy nhảy,/ leo trèo nguy hiểm.//

Không trêu chọc,/ doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).//

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ 10 quy tắc khi ở nhà một mình.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ học sinh.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo

- HS nghe

- HS cùng GV giải nghĩa từ khó:

Thiết bị điện: máy móc hoạt động bắng điện hoặc công cụ để đấu nối, điều khiển hoạt động của lưới điện….

Sự cố: sự bất thường và không hay xảy ra.

- HS xác định các phần

+ HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS đọc nối tiếp một phần trong vòng 3 phút.

- Một số nhóm đọc to trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm còn lại nhận xét bạn đọc.

- Học sinh phát hiện những từ khó đọc, thực hành luyện đọc từ khó

- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn .

- 2 HS nối tiếp đọc câu khó, lớp đọc thầm

- 1 HS đọc toàn bài. HS khác lắng nghe

Hoạt động 2: Đọc hiểu

Cách tiến hành:

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV tổ chức HĐ này bằng trò chơi Phỏng vấn

- GV cho HS chơi trò chơi: Phóng viên nhỏ

+ Một bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các nhóm theo 5 câu hỏi của bài.

(1) Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?

(2) Những việc gì em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình?

(3) Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 điều nói trên trên?

(4) Có những điều nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

(5) Các bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng gì?

- GV nói thêm: Khi các em ở nhà một mình là một văn bản thông tin, có mục đích nâng cao vốn sống thực tế và kĩ năng sống cho các em. Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 điều nói trên trên. Có những điều nào em chưa thực hiện được thì các em phải rút kinh nghiệm cho bản thân, phải biết vận dụng nội dung của 10 điều trong bài học vào cuộc sống.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

- HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi theo yêu cầu của GV.

(1) Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?

(2) Những việc gì em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình?

(3) Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 điều nói trên trên?

(4) Có những điều nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

(5) Các bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng gì?

- HS thực hiện.- Phóng viên mời các nhóm trả lời, mời nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

(1) Có 5 việc em không được làm khi ở nhà một mình: không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm; không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà; không tò mò nghịch, tự sửa chữa thiết bị điện; không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có); không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).

(2) Có 5 việc em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình: cẩn thận khi sử dụng vật sắc nhọn; cẩn thận khi sử dụng những đồ có thể gây cháy nổ; biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ; hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng); tìm cách báo cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.

(3) + HS tự trả lời: VD: Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.

+ Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.

+ Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.

+ Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).

(4) + HS tự trả lời. VD:

+ Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).

+ Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.

- Lí do: Do sơ suất, quên nên nhiều khi quên chưa rút phích cắm nồi cơm điện,…

(5) + Các bức tranh minh hoạ giúp em dễ hiểu, dễ nhớ hơn những việc không được làm và những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình.

- Lắng nghe

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS đọc diễn cảm bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng; thể hiện giọng đọc phù hợp.

Hoạt động 3: Đọc nâng cao:

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS luyện đọc lại với hình thức đọc cá nhân; lưu ý HS cách đọc: âm lượng vừa phải, cách đọc rõ ràng, khúc chiết, gãy gọn để phù hợp với văn bản thông tin.

- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện với đơn vị đọc là 10 đoạn ngắn tương ứng với 10 bức tranh: HS đọc xong có quyền chỉ nhanh bất cứ một bạn nào trong lớp đọc đoạn tiếp theo.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần 1, chú ý biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng in đậm.:

1.Không chạy nhảy,/ leo trèo nguy hiểm//

2. Không nói chuyện với người lạ,/ không để người lạ vào nhà.//

3. Không tò mò nghịch,/ tự sửa chữa các thiết bị điện.//

4. Không trêu chọc,/ doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).//

5. Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).//

- GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV hướng dẫn HS tra từ điển:

+ GV giao nhiệm vụ: tra từ điển, tìm hiểu về

phương pháp phòng tránh tai nạn về điện.

- GV mời các nhóm nêu các từ nhóm đã tra cứu

- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.

- HS đọc cá nhân

- HS đọc đoạn 1 tương ứng với 1 bức tranh, chỉ bạn khác đọc tranh tiếp theo.

- Bình chọn bạn đọc hay nhất

- HS luyện đọc nhóm đôi

- 2 nhóm thi đọc trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét

+ HS HĐ theo nhóm 4, mỗi nhóm chuẩn bị 1 cuốn từ điển. Có thể chọn Sổ tay kiến thức Tiếng Việt 5 hoặc một cuốn từ điển / sách tra cứu thông tin phù hợp (VD: Nguyễn Thị Vi Khanh, Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, 2015; Nguyễn Trọng An, Cẩm nang phòng tránh đuối nước, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2016; Nguyễn Hương Linh, Dương Thuỳ Ly, Cẩm nang phòng tránh tai nạn, thương tích, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2021).

- Đại diện một số nhóm nêu các từ đã tra được nói về phương pháp phòng tránh tai nạn về điện.

- Các nhóm khác nhận xét.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- GV hỏi: Em học tập được những gì qua 10 điều quy tắc an toàn của bài đọc.

- Những điều nào các em chưa thực hiện được. Em hãy đưa ra những dự định để thực hiện các điều chưa thực hiện được

- GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.

* Củng cố, dặn dò

- GV dặn HS thực hiện các điều trong bài đọc..

- GV dặn HS về nhà tra từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng In-tơ-nét) để tìm hiểu thông tin về phòng tránh tai nạn thương tích.

- HS nối tiếp nhau nêu.

- HS nối tiếp nhau nêu.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

BÀI VIẾT 3

TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIfiN TƯỢNG XÃ HỘI (1 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nghe - hiểu, đọc - hiểu lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) về bài viết của mình và các bạn.

- Có kĩ năng phát hiện và chữa lỗi về cấu tạo, nội dung, dùng từ, đặt câu, chính tả để hoàn thiện bài viết.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Sử dụng được các ý kiến của mình là đồng ý hay không đồng ý để sắp xếp các ý tìm được phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Phát triển NL tự chủ và tự học: HS tự sửa đoạn văn và tham gia sửa lỗi chung với cả lớp.

- Phát triển NL giao tiếp và hợp tác: trình bày và thảo luận góp ý cho bạn qua việc trao đổi, nhận xét, sửa bài cùng các bạn về đoạn văn đã viết.

- Phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ sửa lỗi chung của lớp, trao đổi và kiểm tra bài của bạn

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu thể hiện trò chơi ở phần khởi động

- HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- 1 HS điều khiển (dẫn chương trình) cả lớp chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” .

- GV chiếu câu hỏi, dẫn chương trình đọc câu hỏi trên màn hình. Bạn nào giơ tay nhanh sẽ được mời trả lời câu hỏi.

+ Câu hỏi 1: Cấu tạo đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gồm mấy phần? Là những phần nào?

+ Câu hỏi 2: Phần mở đoạn nêu những gì? Bạn hãy nêu câu mở đoạn về nhân vật bạn định giới thiệu?

+ Câu hỏi 3: Trong phần thân đoạn bạn cần làm gì?

+ Câu hỏi 4: Bạn hãy nêu câu kết đoạn trong đoạn văn mà bạn định nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

- GV + HS nhận xét

- GV giới thiệu bài: Các em đã biết cấu tạo đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội và đã thực hành viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Hôm nay, cô sẽ trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội mà các em đã viết trong tiết học trước.

- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS trả lời

+ Cấu tạo đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn .

+ Phần mở đoạn nêu hiện tượng( sự việc) với ý kiến của em ( tán thành hay không tán thành)

+ Trong phần thân đoạn mình đưa ra những lí do giải thích cho ý kiến

+ Kết đoạn khẳng định lại ý kiến

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Học sinh - Nghe - hiểu, đọc - hiểu lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) về bài viết của mình và các bạn.

- Biết nhận xét, đánh giá và tự đánh giá bài của mình, của bạn

Hoạt động 1: Nghe nhận xét chung về bài viết của cả lớp

Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập 1..

- GV nêu nhận xét chung về bài viết của cả lớp: ưu điểm, nhược điểm, những lỗi điển hình về cấu tạo, nội dung, về cách dùng từ, đặt câu, chính tả; những điểm cần lưu ý ở các bài viết sau.

- GV tuyên dương những HS có tiến bộ về kĩ năng viết đoạn văn. Đọc 1 - 2 đoạn văn hay cho cả lớp nghe.

Hoạt động 2: Sửa bài cùng cả lớp

-- GV mời 1 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập 2..

- GV tổ chức sửa bài chung: Các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, cách dùng từ đặt câu, chính tả,…

- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá việc sửa lỗi.

Hoạt động 3: Tự sửa bài

- GV theo dõi và hỗ trợ HS sửa bài.

Hoạt động 4: Trao đổi với bạn để kiểm tra việc sửa lỗi

- GV yêu cầu HS đổi bài cho nhau và sửa lỗi

- GV mời HS đọc bài đã sửa

- 1 HS đọc: Nghe cô giáo( thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

- HS nghe, ghi chép lại những nhận xét của GV, đánh dấu những lỗi trong bài viết của mình.

-1 HS đọc

- HS hoạt động cả lớp

- HS tham gia sửa lỗi

- HS tự sửa đoạn văn của mình: đọc nhận xét của GV, sửa các lỗi cụ thể, viết lại đoạn văn (nếu quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu, lỗi chính tả

- HS đổi bài cho bạn để giúp nhau rà soát lỗi, hoàn thiện đoạn văn.

- 2 HS trình bày lại đoạn văn vừa sửa lỗi

- 1 HS đóng vai phóng viên đi phỏng vấn đoạn viết của bạn vừa sủa lỗi.

- HS khác nhận xét, bổ sung

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- GV khen ngợi, động viên HS có bài viết tốt và những HS biết sủa lỗi trong đoạn viết

- Viết lại đoạn văn và bổ sung những gì cô ( thầy), bạn góp ý hoặc viết lại câu văn nào chưa ưng ý cho hay hơn.

-Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Em đọc sách báo.

- Nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Lưu ý: File Word giáo án này dài 30 trang.

Mời các bạn tải về để lấy trọn bộ File Word, PDF Giáo án Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Tuần 17.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm