Một số biện pháp phổ biến trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ý nghĩa của chúng:
Biện pháp | Ý nghĩa |
Khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường | - Khai thác thuỷ sản với ngư cụ phù hợp, đúng quy định, sử dụng ngư cụ khai thác thân thiện môi trường. - Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, chích điện.... - Hạn chế đánh bắt thủy sản ở khu vực gần bờ, mở rộng vùng khai thác xa bờ. - Không khai thác trong mùa sinh sản, thủy sản chưa đến thời kì khai thác và các thủy sản cấm khai thác; không khai thác trong vùng cấm |
Thả các loài thủy sản quý, hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển | Cần thả bổ sung các loài thủy sản quý, hiếm vào các thủy vực tự nhiên để giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý, hiếm |
Thiết lập các khu bảo tồn biển | Thiết lập các khu bảo tồn biển như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan nhằm bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của chúng trong các khu bảo tồn, tạo các điều kiện lợi cho các loài thủy sản sinh trường, phát triển và sinh sản, nhờ đó bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia. |
Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản | Việc bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bằng các hành động cụ thể như không vứt rác bừa bãi, xả thải đúng quy định, không khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt gây ô nhiễm môi trường, sẽ giúp cung cấp cho các loài thủy sản một môi trường sống thuận lợi, nhờ đó giúp chúng sinh trưởng, phát triển và sinh sản nhanh, giúp duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản |
Quy trình | Kĩ thuật PCR | Kit chuẩn đoán |
Bước 1 | Thu mẫu thủy sản | Thu mẫu thủy sản |
Bước 2 | Tách chiết DNA tổng số | Bổ sung dung dịch đệm |
Bước 3 | Nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR | Nghiền mẫu |
Bước 4 | Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR | Hút mẫu dịch |
Bước 5 | Cho mẫu vào kit test nhanh | |
Bước 6 | Đọc kết quả sau 15 phút + Dương tính + Âm tính |
Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng và trị bệnh thủy sản:
Ứng dụng | Phân tích |
Công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine | Trong nuôi trồng thuỷ sản, vaccine vô hoạt được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thuỷ sản. Nhược điểm của loại vaccine này là chi phí sản xuất cao, thời gian bảo hộ ngắn nên thường xuyên phải sử dụng nhắc lại. Nhớ ứng dụng công nghệ sinh học, vaccine DNA đã ra đời, đây là bước đột phá lớn so với các vaccine truyền thống. Vaccine DNA có ưu điểm là tính ổn định cao, chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt, không chứa tác nhân gây bệnh nên có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống. |
Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh | Một số vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh hoặc sản sinh ra các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh hoặc tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có đặc tính trên để sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thuỷ sản. |
Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm thảo dược | Rất nhiều loại thảo dược (tỏi, thanh hao hoa vàng, hương như trắng, ngũ bội tử, cà gai leo, xuyên tâm liên, hương tháo, trầu không, thanh táo,...) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thuỷ sản. Đặc tính của các loại thảo dược là chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao (allicin, polyphenols, alkaloids, quinones, terpenoids, steroids,...) và khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản. Ưu điểm của chế phẩm thảo dược là có thể dùng để phòng, trị bệnh, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. |
Tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/cong-nghe-12-bai-25-ket-noi-tri-thuc-326350
Mình thấy ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/cong-nghe-12-bai-24-ket-noi-tri-thuc-326346
Tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/cong-nghe-12-bai-24-ket-noi-tri-thuc-326346
Tui thấy ở đây có đáp án nè https://vndoc.com/cong-nghe-12-bai-24-ket-noi-tri-thuc-326346
* Thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra trên cá tra ở Việt Nam:
- Tỷ lệ cá chết có thể lên đến 50-90%, nhất là ở cá tra giai đoạn bột và cá thịt.
- Cá bị bệnh thường còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Khi cá chết do bệnh sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong ao nuôi.
- Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
* Một số việc nên làm để phòng bệnh hiệu quả:
- Chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh.
- Cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
- Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.
- Tiêm phòng cho cá tra theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Ở trong bài này có đáp án á bạn https://vndoc.com/cong-nghe-12-bai-24-ket-noi-tri-thuc-326346