Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 27

Chúng tôi xin giới thiệu bài Công nghệ 12 Kết nối tri thức bài 27: Khai thác nguồn lợi thủy sản được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức.

Mở đầu trang 138 Công nghệ 12: Khai thác nguồn lợi thủy sản (Hình 27.1) có ý nghĩa gì? Thường được thực hiện như thế nào?

Lời giải:

- Ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản:

+ Nâng cao thu nhập cho người lao động

+ Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

+ Giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Khai thác nguồn lợi thủy sản thực hiện như sau:

+ Lưới kéo

+ Lưới rê

+ Lưới vây

+ Câu

I. ý nghĩa, nhiệm vụ của khai thác nguồn lợi thủy sản

Kết nối năng lực trang 138 Công nghệ 12: Quan sát Hình 27.2 và nêu ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em.

Lời giải:

- Ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thủy sản:

+ Nâng cao thu nhập cho người lao động

+ Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

+ Giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Liên hệ thực tiễn địa phương em (Hà Nội):

+ Sông Hồng, sông Đáy, các hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,... là nguồn cung cấp thủy sản dồi dào cho địa phương.

+ Nhiều làng nghề cá truyền thống phát triển lâu đời như: Làng cá Yên Phụ, làng cá Thụy Lâm,...

+ Phát triển mạnh, cung cấp các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ngành khai thác và chế biến thủy sản đóng góp quan trọng vào GDP của Hà Nội, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.

II. Một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản phổ biến

Khám phá trang 140 Công nghệ 12: Vì sao việc căn cứ vào tình trạng thủy sản lúc bắt (còn sống, đã chết, độ tươi) lại có thể xác định được vị trí thả lưới thích hợp cho lần sau?

Lời giải:

Việc căn cứ vào tình trạng thủy sản lúc bắt có thể xác định được vị trí thả lưới thích hợp cho lần sau. Vì:

Tình trạng

Giải thích

Còn sống

Cá sống khỏe mạnh cho thấy môi trường nước có đủ oxy, thức ăn và điều kiện thích hợp cho sự sống. Vị trí thả lưới gần đó có khả năng cao thu được nhiều cá hơn.

Đã chết

Cá chết có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu oxy, ô nhiễm môi trường, hoặc do đánh bắt quá mức. Vị trí thả lưới gần đó có thể không phù hợp cho việc đánh bắt lần sau.

Độ tươi

Cá càng tươi cho thấy thời gian đánh bắt càng gần, và vị trí thả lưới có khả năng cao vẫn còn nhiều cá.

Khám phá trang 141 Công nghệ 12: So sánh nguyên lí hoạt động của lưới kéo và lưới rê

Lời giải:

So sánh nguyên lí hoạt động của lưới kéo và lưới rê:

- Lưới kéo: Tạo "bức tường" chắn ngang đường di chuyển của cá.

- Lưới dê: Tạo "bẫy" dụ cá bơi vào

Kết nối năng lực trang 142 Công nghệ 12: Vì sao sử dụng nguồn sáng nhân tạo có tác dụng tập trung đoàn thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt?

Lời giải:

Sử dụng nguồn sáng nhân tạo có tác dụng tập trung đoàn thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt vì:

- Thu hút tập tính kiếm ăn của thủy sản:

- Tạo ra điểm tập trung:

- Kích thích phản ứng di chuyển:

- Tăng hiệu quả vây bắt:

Kết nối năng lực 1 trang 142 Công nghệ 12: Tìm hiểu và mô tả kĩ thuật câu một loài thủy sản phổ biến

Lời giải:

Kĩ thuật câu cá rô phi:

Kĩ thuật

Mô tả

Chọn vị trí câu

Cá rô phi thường sống ở những nơi nước nông, có nhiều rong rêu, bèo. Nên chọn vị trí câu yên tĩnh, ít người qua lại.

Thả mồi

Mồi câu được gắn vào lưỡi câu, sau đó thả xuống nước. Nên điều chỉnh độ sâu của mồi sao cho phù hợp với vị trí cá rô phi thường kiếm ăn.

Chờ cá cắn câu

Khi cá rô phi cắn câu, phao câu sẽ bị kéo xuống. Nên chờ một vài giây để cá nuốt mồi hoàn toàn trước khi giật cá.

Giật cá

Khi giật cá, cần sử dụng lực vừa đủ để tránh làm rách miệng cá.

Hạ cá

Sau khi cá được kéo lên bờ, cần dùng kìm để gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá.

Kết nối năng lực 2 trang 142 Công nghệ 12: Tìm hiểu thêm một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản khác đang được áp dụng ở Việt Nam. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp đó.

Lời giải:

Một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản khác đang được áp dụng ở Việt Nam:

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Khai thác ven bờ

+ Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với ngư dân nhỏ lẻ.

+ Cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho thị trường nội địa.

+ Tạo việc làm cho người dân ven biển.

+ Dễ ảnh hưởng đến môi trường ven bờ.

+ Khả năng khai thác giới hạn.

+ Nguy cơ xảy ra tai nạn trên biển cao.

Khai thác xa bờ

+ Khả năng khai thác lớn, hiệu quả kinh tế cao.

+ Khai thác được nguồn lợi thủy sản ở vùng biển xa.

+ Góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo.

+ Chi phí đầu tư cao.

+ Nguy cơ xảy ra tai nạn trên biển cao.

+ Ảnh hưởng đến môi trường biển nếu không khai thác hợp lý.

Khai thác bằng lồng bè

+ Hiệu quả kinh tế cao.

+ Ít ảnh hưởng đến môi trường.

+ Dễ dàng quản lý và thu hoạch.

+ Cần có vốn đầu tư ban đầu lớn.

+ Nguy cơ dịch bệnh cao.

+ Gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý chất thải tốt.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 142 Công nghệ 12: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của khai thác nguồn lợi thủy sản. Liên hệ với thực tiễn khai thác nguồn lợi thủy sản ở địa phương em.

Lời giải:

- Ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thủy sản:

+ Nâng cao thu nhập cho người lao động

+ Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Nhiệm vụ của khai thác nguồn lợi thủy sản:

+ Tuân thủ đúng các quy định về vùng khai thác, biện pháp khai thác, ngư cụ khai thác, kích cỡ loài thuỷ sản khai thác,...

+ Bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn.

+ Có nghĩa vụ tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. Phải treo cờ Tổ quốc trên tàu cá khi thực hiện hoạt động khai thác

- Liên hệ với địa phương em:

+ Tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là ngư dân ven biển.

+ Góp phần vào GDP của địa phương.

+ Thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản.

+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường.

+ Góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Luyện tập 2 trang 142 Công nghệ 12: Mô tả một số biện pháp phổ biến trong khai thác nguồn lợi thủy sản

Lời giải:

Mô tả biện pháp câu:

Quy trình

Mô tả

Chuẩn bị

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (cần câu, dây, lưỡi câu,...), mồi câu (đối với câu có mồi), dụng cụ thu cá

Thả câu

Tùy thuộc vào hình thức cầu, có các kĩ thuật thả câu khác nhau sao cho dây câu không bị vướng, mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp. Thời gian thả câu tùy thuộc vào loài thủy sản khai thác. Ví dụ: Câu mực thả câu vào ban đêm, câu các loài cá gần bờ thả câu sau khoảng 1-2 giờ khi thủy triều xuống hoặc thủy triều lên

Ngâm câu

Mục đích của ngâm câu là chờ thủy sản đến ăn mỏi hoặc di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu. Thời gian ngâm câu tùy thuộc vào hình thức câu và loài thủy sản khai thác.

Thu câu (thu dây câu) và bắt thủy sản

Thu câu sao cho thủy sản không làm đứt dây câu (kéo dây khi chùng, dừng lại khi căng,...). Khi bắt thủy sản lên mặt nước, dùng dụng cụ thích hợp (vợt, xiên, tay....) để thu thủy sản. Đối với những loài thủy sản có kích thước lớn (cá ngừ đại dương, cá mập,...) dùng tới hoặc cầu để đưa cá lên tàu

Vận dụng

Vận dụng trang 142 Công nghệ 12: Đề xuất biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản kết hợp với bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Lời giải:

Biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản kết hợp với bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn của địa phương em:

- Dùng lưới đánh bắt có kích cỡ mắt lưới phù hợp để tránh đánh bắt các cá thể non.

- Dùng phương pháp đánh bắt truyền thống, ít ảnh hưởng đến môi trường như câu cá, lặn bắt,...

- Ít sử dụng các phương pháp đánh bắt tận diệt như xung điện, thuốc nổ,...

- Hạn chế xả thải chất độc hại, rác thải sinh hoạt xuống nguồn nước.

- Trồng rừng ngập mặn ven biển

---------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Công nghệ lớp 12 bài 27: Khai thác nguồn lợi thủy sản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Công nghệ 12, Công nghệ 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 11:27 13/08
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 11:27 13/08
      • Su kem
        Su kem

        😍😍😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 11:27 13/08
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 12 Kết nối tri thức

        Xem thêm