Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 12 Cánh diều bài 18

Giải bài tập Công nghệ lớp 12 bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong chương trình mới từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 12.

Khởi động trang 90 Công nghệ 12: Quan sát Hình 18.1 và cho biết: Tín hiệu tạo ra của các thiết bị khi hoạt động là tín hiệu gì?

Lời giải:

Tín hiệu tạo ra của các thiết bị khi hoạt động là tín hiệu:

Hình

Tín hiệu

a

Tín hiệu âm thanh

b

Tín hiệu ánh sáng

c

Tín hiệu hình ảnh

I. Khái niệm tín hiệu tương tự

Câu hỏi 1 trang 90 Công nghệ 12: Tín hiệu như thế nào được gọi là tín hiệu tương tự?

Lời giải:

Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.

Câu hỏi 2 trang 90 Công nghệ 12: Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn như thế nào?

Lời giải:

Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn thông qua điện áp hoặc dòng điện.

II. Một số mạch xử lí tín hiệu tương tự

Câu hỏi 1 trang 91 Công nghệ 12: Vai trò của mạch khuếch đại là gì?

Lời giải:

Vai trò của mạch khuếch đại là: Làm tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu

Câu hỏi 2 trang 91 Công nghệ 12: Mạch khuếch đại âm thanh ở Hình 18.4 hoạt động như thế nào?

Lời giải:

Hoạt động của mạch khuếch đại âm thanh ở Hình 18.4:

Tín hiệu vào bên trái có dạng hình sin với biên độ nhỏ hơn và tín hiệu ra bên phải đã được khuếch đại có biên độ lớn hơn và giữ nguyên dạng hình sin.

Câu hỏi 1 trang 92 Công nghệ 12: Vai trò của mạch điều chế là gì?

Lời giải:

Vai trò của mạch điều chế là: Có vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu đi xa.

Câu hỏi 2 trang 92 Công nghệ 12: Mạch điều chế tín hiệu âm thanh ở Hình 18.5 hoạt động như thế nào?

Lời giải:

Hoạt động của mạch điều chế tín hiệu âm thanh ở Hình 18.5:

Mạch này có hai đầu vào là sóng mang cao tần đưa tới cực B và sóng âm thanh đưa tới cực E của transistor. Các điện trở R1, R2, R3, R, giúp ổn định chế độ làm việc của transistor. Transistor thực hiện khuếch đại sóng mang và hệ số khuếch đại thay đổi theo biên độ tín hiệu âm thanh. Tín hiệu đầu ra trên cực C có tần số của sóng mang và biên độ thay đổi theo sóng âm thanh nên có năng lượng lớn, có thể truyền đi xa từ nơi phát đến nơi thu tín hiệu.

Câu hỏi 1 trang 93 Công nghệ 12: Nêu vai trò của mạch giải điều chế âm thanh.

Lời giải:

Vai trò của mạch giải điều chế âm thanh:

- Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thu phát sóng âm thanh, đặc biệt là trong các thiết bị điện tử như đài phát thanh, tivi, điện thoại di động, v.v.

- Chức năng chính của nó là tách tín hiệu âm thanh gốc (thông tin hữu ích) ra khỏi sóng mang cao tần (sóng vô tuyến) đã được điều chế tại trạm phát.

Câu hỏi 2 trang 93 Công nghệ 12: Vì sao sóng ra của mạch giải điều chế âm thanh bằng diode có dạng như Hình 18.7?

Lời giải:

Sóng ra của mạch giải điều chế âm thanh bằng diode có dạng như Hình 18.7 vì:

Mạch giải điều chế biên độ tín hiệu âm thanh sử dụng diode được biểu diễn trên Hình 18.6. Sóng điều chế Uv đi vào mạch điều chế, khi qua diode D, chỉ thành phần dương của sóng đi qua được. Sau đó, mạch lọc R - C giúp loại bỏ tín hiệu tần số lớn nên tín hiệu đầu ra Ur có dạng tín hiệu âm thanh cần thu (Hình 18.7).

Luyện tập

Luyện tập trang 93 Công nghệ 12: So sánh chức năng của các mạch khuếch đại, điều chế và giải điều chế.

Lời giải:

So sánh chức năng của các mạch khuếch đại, điều chế và giải điều chế:

Mạch khuếch đại

Mạch điều chế

Mạch giải điều chế

Chức năng chính

Tăng cường độ tín hiệu điện

Gán tín hiệu thông tin (tín hiệu cần truyền tải) lên sóng mang cao tần để truyền đi xa.

Tách tín hiệu thông tin ra khỏi sóng mang cao tần đã được điều chế.

Hoạt động

Nhận tín hiệu đầu vào có biên độ nhỏ, sau đó xử lý và tạo ra tín hiệu đầu ra có biên độ lớn hơn, giữ nguyên tần số và dạng sóng của tín hiệu đầu vào.

Kết hợp tín hiệu thông tin với sóng mang cao tần, thay đổi một số đặc điểm của sóng mang (như biên độ, tần số, pha) theo tín hiệu thông tin.

Ngược với quá trình điều chế, mạch giải điều chế xử lý tín hiệu thu được để loại bỏ sóng mang và lấy lại tín hiệu thông tin gốc.

Ứng dụng

Được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như tivi, máy thu âm, loa, v.v. để tăng cường độ tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh trước khi truyền đến người dùng.

Được sử dụng trong các hệ thống truyền thông như phát thanh, truyền hình, viễn thông di động để biến đổi tín hiệu thông tin thành dạng phù hợp cho việc truyền tải qua môi trường truyền dẫn.

Được sử dụng trong các hệ thống thu âm thanh, hình ảnh để phục hồi tín hiệu thông tin từ sóng vô tuyến thu được.

Vận dụng

Vận dụng trang 93 Công nghệ 12: Tìm hiểu ứng dụng của các mạch xử lí tín hiệu trong máy thu thanh

Lời giải:

Ứng dụng của các mạch xử lí tín hiệu trong máy thu thanh: Mạch giải điều chế âm thanh là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống thu phát sóng âm thanh, có chức năng chính là tách tín hiệu âm thanh gốc (thông tin hữu ích) ra khỏi sóng mang cao tần (sóng vô tuyến) đã được điều chế tại trạm phát. Nhờ vậy, người nghe có thể cảm nhận được âm thanh một cách rõ ràng và trung thực.

>>> Bài tiếp theo: Công nghệ 12 Cánh diều bài 19

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Công nghệ lớp 12 bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Công nghệ 12, Công nghệ 12 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 9 giờ trước
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 9 giờ trước
      • Song Tử
        Song Tử

        😂😂😂😂😂😂😂😂

        Thích Phản hồi 9 giờ trước

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Công nghệ 12 Cánh diều

        Xem thêm