Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 12 Cánh diều bài 13

Công nghệ 12 Cánh diều bài 13: Xử lí môi trường nuôi thủy sản được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 12 sách Cánh diều.

Mở đầu trang 68 Công nghệ 12: Người nuôi thường làm gì để xử lí nước trước khi thả giống hoặc sau khi thu hoạch thủy sản.

Lời giải:

Xử lí nước trước thả giống và sau khi thu hoạch là:

Trường hợp

Biện pháp

Trước khi thả giống

+ Nạo, vét, bón vôi và phơi đáy ao để khử trùng

+ Lọc nước thông qua hệ thống túi lọc

+ Khử trùng bằng các loại hóa chất

Sau khi thu hoạch

+ Xử lí nước thải

+ Xử lí các chất thải rắn

1. Xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản

Câu hỏi trang 68 Công nghệ 12: Cần phải thực hiện những công việc gì để xử lí nước trước khi nuôi thủy sản? Hãy mô tả những công việc đó.

Lời giải:

Mô tả các công việc cần làm để xử lí nước trước khi nuôi thủy sản:

Công việc

Mô tả

Nạo vét, bón vôi và phơi đáy

Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

Lấy nước vào hệ thống nuôi

Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn.

Khử trùng nước bằng hoá chất

Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO4), Iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày

Luyện tập trang 68 Công nghệ 12: Hãy cho biết tác dụng của việc xử lí nước trước khi thả giống.

Lời giải:

Tác dụng của việc xử lí nước trước khi thả giống:

- Tăng tỷ lệ sống và năng suất cho thủy sản

- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Tạo ra sản phẩm an toàn cho con người.

- Loại bỏ các chất độc hại

- Cung cấp oxygen và dinh dưỡng

- Kiểm soát pH và độ kiềm

- Ngăn ngừa dịch bệnh

Câu hỏi trang 69 Công nghệ 12: Hãy mô tả một số biện pháp xử lí nước thải sau nuôi thuỷ sản.

Lời giải:

Mô tả một số biện pháp xử lí nước thải sau nuôi thuỷ sản:

Biện pháp

Mô tả

Sử dụng ao lắng

Ao lắng cần được nạo vét định kì sau vài năm sử dụng để loại bỏ bùn đáy và tạo độ sâu cho ao, giúp duy trì khả năng chứa và lắng tụ chất thải. Có thể bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thủy sinh dễ tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. Ao cũng có thể được thả thêm một số loài cá ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn lọc tảo để tận dụng chất dinh dưỡng hữu cơ.

Nước tưới cây trồng

Ở một số vùng, nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cho cây, còn gọi là mô hình nuôi kết hợp.

Vận dụng trang 69 Công nghệ 12: Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp không? Vì sao?

Lời giải:

- Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp

- Giải thích:

+ Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn chứa nhiều chất dinh dưỡng như N, P, K, vi sinh vật có lợi,... giúp bón cho cây trồng.

+ Sử dụng nước thải thay cho phân bón hóa học giúp giảm chi phí đầu vào cho người nông dân.

+ Tái sử dụng nước thải giúp giảm tải lượng chất thải ra môi trường.

Câu hỏi trang 69 Công nghệ 12: Hãy mô tả một số biện pháp xử lí chất thải rắn sau nuôi thủy sản.

Lời giải:

Mô tả một số biện pháp xử lí chất thải rắn sau nuôi thủy sản:

- Bùn đáy ao nuôi cá nước ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể được nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ủ để tạo phân vi sinh.

- Bùn đáy ao nuôi tôm có độ muối cao, không thể bón cho cây trồng, vì vậy cần được thu gom đến nơi tập kết theo quy định.

- Chất thải rắn chủ yếu từ ao nuôi là bùn thải. Trong quá trình nuôi, bùn đáy có xu hướng tích lũy dần từ thức ăn thừa, phân cá, tôm.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản

Câu hỏi trang 70 Công nghệ 12: Hãy trình bày ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Lời giải:

Ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại.

Luyện tập 1 trang 71 Công nghệ 12: Vì sao việc xử lí NH3 trong nước lại rất quan trọng trong quá trình nuôi thủy sản.

Lời giải:

Việc xử lí NH3 trong nước lại rất quan trọng trong quá trình nuôi thủy sản vì:

- Đó là chất độc hại cho vật nuôi:

+ Nó có thể xâm nhập vào cơ thể vật nuôi qua da, mang và đường tiêu hóa.

+ Khi nồng độ NH3 trong nước cao, vật nuôi có thể biểu hiện các triệu chứng như:

• Bơi lờ đờ, biếng ăn, chậm lớn;

• Gây tổn thương mang, gan, thận;

• Nguy cơ mắc bệnh cao;

• Nặng hơn có thể dẫn đến chết.

- Dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng nước:

+ Đó là một chất dinh dưỡng quan trọng cho tảo và vi sinh vật.

+ Khi nồng độ NH3 trong nước cao, tảo và vi sinh vật phát triển quá mức, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.

+ Phú dưỡng làm giảm oxygen hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

- Dẫn tới ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Là những chất độc hại cho môi trường và con người.

Luyện tập 2 trang 71 Công nghệ 12: So sánh ứng dụng của nhóm vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ và xử lí khí độc trong nước.

Lời giải:

So sánh ứng dụng của nhóm vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ và xử lí khí độc trong nước:

Vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ

Vi khuẩn xử lí khí độc trong nước

Mục đích

Chuyển hóa chất thải hữu cơ

Loại bỏ khí độc

Loại vi khuẩn

Hiếu khí & Kỵ khí

Hiếu khí

Quá trình

Phân hủy

Oxy hóa khử

Ứng dụng

Xử lý nước thải, ủ phân, biogas

Nuôi trồng thủy sản

Hiệu quả

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Lựa chọn

Phù hợp với mục đích và môi trường

Phù hợp với mục đích & môi trường

>>> Bài tiếp theo: Công nghệ 12 Cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 5

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Công nghệ lớp 12 bài 13: Xử lí môi trường nuôi thủy sản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Công nghệ 12, Công nghệ 12 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Sumi
    Nguyễn Sumi

    😄😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 5 giờ trước
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣

      Thích Phản hồi 5 giờ trước
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 5 giờ trước

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Công nghệ 12 Cánh diều

        Xem thêm