Công nghệ 12 Cánh diều bài 25
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải bài tập Công nghệ lớp 12 bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong chương trình học từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 12.
Bài: Bo mạch lập trình vi điều khiển
Khởi động trang 120 Công nghệ 12: Hình 25.1 là bo mạch lập trình Arduino Uno có vì điều khiển AVR Atmega. Em cho biết sự khác nhau giữa bo mạch lập trình vi điều khiển và vi điều khiển.
Lời giải:
Sự khác nhau giữa bo mạch lập trình vi điều khiển và vi điều khiển:
Vi điều khiển |
Bo mạch lập trình vi điều khiển |
Là một mạch tích hợp (IC) bao gồm CPU, bộ nhớ, cổng I/O và các thiết bị ngoại vi khác. Vi điều khiển có thể thực hiện các phép toán, logic và giao tiếp với các thiết bị khác. Vi điều khiển thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử nhúng, chẳng hạn như máy tính xách tay, điện thoại di động và xe hơi. |
Là một bảng mạch in (PCB) chứa vi điều khiển và các thành phần hỗ trợ khác, chẳng hạn như bộ điều chỉnh điện áp, bộ dao động thạch anh và cổng kết nối. Bo mạch lập trình vi điều khiển cho phép người dùng dễ dàng kết nối vi điều khiển với các thiết bị ngoại vi khác và lập trình vi điều khiển để thực hiện các chức năng cụ thể. |
I. Cấu trúc, ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển
Câu hỏi 1 trang 120 Công nghệ 12: Hãy mô tả cấu trúc của bo mạch lập trình vi điều khiển.
Lời giải:
Bo mạch lập trình vi điều khiển bao gồm là khối trung tâm cùng các khối hỗ trợ như:
- Khối nguồn
- Khối chỉ thị
- Khối truyền thông
- Kết nối tín hiệu vào/ra
Câu hỏi 2 trang 120 Công nghệ 12: Nêu chức năng của từng thành phần trong sơ đồ cấu trúc của bo mạch lập trình vi điều khiển.
Lời giải:
Chức năng của từng thành phần trong sơ đồ cấu trúc của bo mạch lập trình vi điều khiển:
Thành phần |
Chức năng |
Khối nguồn |
Cung cấp điện cho bo mạch làm việc, thông thường nguồn được cấp qua cổng USB hoặc nguồn ngoài. |
Khối truyền thông |
Kết nối với máy tính để nạp chương trình và giao tiếp với máy tính qua cổng USB. |
Khối tạo dao động |
Sử dụng dao động thạch anh có tần số rất lớn, hàng chục MHz để tạo xung nhịp. |
Các LED chỉ thị |
Chỉ thị trạng thái của bo mạch như báo trạng thái cấp nguồn, báo trạng thái truyền và nhận dữ liệu trên công truyền thông. |
Cổng đầu vào/ra tín hiệu tương tự |
Nhận và đưa tín hiệu tương tự tới các thiết bị bên ngoài như cảm biến, loa.... |
Cổng đầu vào/ra tín hiệu số |
Nhận tín hiệu số và đưa tín hiệu xử lí số tới các thiết bị bên ngoài. |
Câu hỏi 1 trang 121 Công nghệ 12: Bo mạch lập trình vi điều khiển thường được sử dụng ở đâu?
Lời giải:
Bo mạch lập trình vi điều khiển được sử dụng trong các bộ điều khiển lập trình được ứng dụng rộng rãi trong các máy sản xuất và phục vụ đời sống.
Câu hỏi 2 trang 121 Công nghệ 12: Nêu một số ví dụ ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino.
Lời giải:
Một số ví dụ ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino:
- Ứng dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Uno điều khiển hệ thống sưởi ấm gia cầm trong mùa lạnh có tín hiệu đầu vào là tín hiệu tương tự nhận từ cảm biến nhiệt độ
- Ứng dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Micro điều khiển từ xa thiết bị bay không người lái
II. Công cụ lập trình của một bo mạch lập trình vi điều khiển
Câu hỏi 1 trang 122 Công nghệ 12: Công cụ để lập trình cho bo mạch lập trình vi điều khiển là gì?
Lời giải:
Công cụ để lập trình cho bo mạch lập trình vi điều khiển là phần mềm lập trình. Phần mềm sẽ được cài đặt trên máy tính để lập chương trình và nạp chương trình vào bo mạch vi điều khiển qua cổng truyền thông. Ví dụ, với bo mạch lập trình Arduino sử dụng phần mềm Arduino IDE.
Câu hỏi 2 trang 122 Công nghệ 12: Hãy cho biết cấu trúc công cụ lập trình của một bo mạch lập trình vi điều khiển.
Lời giải:
Cấu trúc công cụ lập trình của một bo mạch lập trình vi điều khiển
Thành phần |
Chức năng |
Editor |
soạn thảo văn bản, dùng để viết code. |
Debugger |
tìm kiếm và sửa lỗi phát sinh khi xây dựng chương trình. |
Compiler hoặc interpreter |
biên dịch code thành ngôn ngữ mà vì điều khiển có thể hiểu và thực thi code theo yêu cầu. |
Luyện tập
Luyện tập trang 124 Công nghệ 12: Kể tên một số ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển trong các thiết bị điện tử mà em biết.
Lời giải:
Một số ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển trong các thiết bị điện tử mà em biết:
Thiết bị |
Ứng dụng |
Máy giặt |
Vi điều khiển điều khiển chu trình giặt, bao gồm thời gian giặt, lượng nước, tốc độ quay và nhiệt độ nước. |
Máy sấy quần áo |
Vi điều khiển điều khiển thời gian sấy, nhiệt độ sấy và loại vải đang được sấy. |
Tủ lạnh |
Vi điều khiển điều khiển nhiệt độ bên trong tủ lạnh, ánh sáng bên trong và máy nén. |
Lò vi sóng |
Vi điều khiển điều khiển thời gian nấu, công suất nấu và các chức năng khác. |
Máy rửa chén |
Vi điều khiển điều khiển chu trình rửa, bao gồm thời gian rửa, lượng nước, nhiệt độ nước và chất tẩy rửa. |
Máy hút bụi |
Vi điều khiển điều khiển công suất hút, chế độ hút và các phụ kiện đi kèm. |
Vận dụng
Vận dụng trang 124 Công nghệ 12: Tìm hiểu về các phần mềm lập trình và ngôn ngữ lập trình cho các bo mạch lập trình vi điều khiển.
Lời giải:
Các phần mềm lập trình và ngôn ngữ lập trình cho các bo mạch lập trình vi điều khiển:
Phần mềm |
Nội dung |
Arduino IDE |
Đây là phần mềm lập trình miễn phí và mã nguồn mở phổ biến nhất cho bo mạch lập trình Arduino. Nó sử dụng ngôn ngữ lập trình Arduino, dựa trên C++. |
Mbed |
Đây là một nền tảng lập trình trực tuyến cho Internet vạn vật (IoT). Nó cung cấp một IDE dựa trên web và hỗ trợ nhiều bo mạch lập trình vi điều khiển khác nhau. |
>>> Bài tiếp theo: Công nghệ 12 Cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 9
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Công nghệ lớp 12 bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Công nghệ 12, Công nghệ 12 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 12.
- Ôn tập chủ đề 9
- Chủ đề 1: Giới thiệu chung về lâm nghiệp
- Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp
- Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
- Bài 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng
- Ôn tập chủ đề 1
- Chủ đề 2: Trồng và chăm sóc rừng
- Bài 4: Sinh trưởng và phát triển của cây rừng
- Bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng
- Ôn tập chủ đề 2
- Chủ đề 3: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
- Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
- Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
- Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
- Ôn tập chủ đề 3
- Chủ đề 4: Giới thiệu chung về thuỷ sản
- Bài 9: Vai trò, triển vọng của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Bài 10: Các nhóm thủy sản và phương thức nuôi phổ biến
- Ôn tập chủ đề 4
- Chủ đề 5: Môi trường nuôi thuỷ sản
- Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản
- Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thủy sản
- Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thủy sản
- Ôn tập chủ đề 5
- Chủ đề 6: Công nghệ giống thuỷ sản
- Bài 14: Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản trong chọn và nhân giống thủy sản
- Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
- Ôn tập chủ đề 6
- Chủ đề 7: Công nghệ thức ăn thuỷ sản
- Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
- Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
- Ôn tập chủ đề 7
- Chủ đề 8: Công nghệ nuôi thuỷ sản
- Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến
- Bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
- Bài 21: Bảo quản và chế biến thủy sản
- Ôn tập chủ đề 8
- Chủ đề 9: Phòng, trị bệnh thuỷ sản
- Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến
- Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản
- Ôn tập chủ đề 9
- Chủ đề 10: Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản
- Bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản