Công nghệ 12 Cánh diều bài 24
Công nghệ 12 Cánh diều bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 12 sách Cánh diều.
Bài: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Mở đầu trang 133 Công nghệ 12: Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm có trong hình 24.1
Lời giải:
Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm là: rùa biển.
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi trang 133 Công nghệ 12: Hãy nêu ý nghĩa, nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Lời giải:
Ý nghĩa, nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Ý nghĩa | Nhiệm vụ |
- Bảo vệ các loài thủy sản, đặc biệt các loài thủy sản quý, hiếm; - Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thủy vực; - Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thủy sản bền vững; - Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch. | + Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật; + Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản. + Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cổ định ở các sông, hồ, đầm, phá, + Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra + Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản, + Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thủy sản; + Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; + Quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn. |
2. Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi 1 trang 134 Công nghệ 12: Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Lời giải:
Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các khu bảo tồn biển, khu tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non đang sinh sống, đường di cư của các loài thủy sản; môi trường sống của các loài thủy sản bằng cách chống xả thải các chất ô nhiễm, rác thải nhựa vào môi trường nước.
- Tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thủy sản
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi 2 trang 134 Công nghệ 12: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm?
Lời giải:
Để bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm cần:
- Thực hiện các quy định về cấm khai thác, khai thác có điều kiện, xin phép khai thác
- Thực hiện quy trình cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm.
Luyện tập trang 135 Công nghệ 12: Vì sao biện pháp lưu giữ giống gốc, nguồn gene quý có thể bảo vệ được nguồn lợi thủy sản?
Lời giải:
Biện pháp lưu giữ giống gốc, nguồn gene quý có thể bảo vệ được nguồn lợi thủy sản vì:
Các loài này cần được bảo vệ vì chúng có giá trị đặc biệt về kinh tế, y tế, sinh thái, khoa học và cảnh quan môi trường. Số lượng cả thế của chúng còn ít trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng, do vậy cần có các quy định về khai thác, và các biện pháp lưu giữ giống gốc, nguồn gene quý nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, như sản xuất giống nhân tạo, phục hồi môi trường sống của các loại thủy sản đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Tìm hiểu thêm trang 135 Công nghệ 12: Hãy tìm hiểu về chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo.
Lời giải:
Chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo:
- Triển khai từ năm 1999
- Mục đích: bảo vệ các loài rùa biển và môi trường sống của chúng.
- Hoạt động:
+ Giám sát và nghiên cứu:
+ Bảo vệ bãi đẻ
+ Giải cứu rùa biển
+ Nuôi dưỡng và thả rùa con
+ Nâng cao nhận thức
- Kết quả:
+ Số lượng rùa biển lên bờ đẻ trứng tăng lên hàng năm.
+ Tỷ lệ nở của trứng rùa biển cũng tăng lên.
+ Mức độ nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn rùa biển được nâng cao.
Vận dụng 1 trang 135 Công nghệ 12: Ở địa phương em có hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nào?
Lời giải:
Ở địa phương em có hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản sau:
- Hạn chế khai thác quá mức
- Bảo vệ môi trường biển
- Nuôi trồng thủy sản bền vững
- Nâng cao nhận thức cộng đồng
Vận dụng 2 trang 135 Công nghệ 12: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
Lời giải:
Những việc bản thân em cần làm để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản là:
- Sử dụng nước tiết kiệm khi sinh hoạt và học tập.
- Giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
- Chia sẻ kiến thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người thân, bạn bè và cộng đồng.
- Hạn chế tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác trái phép hoặc sử dụng hóa chất độc hại.
- Góp phần bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
>>> Bài tiếp theo: Công nghệ 12 Cánh diều bài 25
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Công nghệ lớp 12 bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Công nghệ 12, Công nghệ 12 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 12.