Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm, chức năng và phân loại của kênh phân phối

Khái niệm, chức năng và phân loại của kênh phân phối được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Kênh phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động marketing. Kênh phân phối giải quyết việc chuyển đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Kênh phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản phẩm lưu thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm. Kênh phân phối tốt sẽ là một công cụ quan trọng để sản phẩm xâm nhập vào thị trường xa và mới lạ. Ngược lại, nếu kênh phân phối không hợp lý thì quá trình lưu thông sẽ không thông suốt, tốn kém nhiều chi phí, kết quả tiêu thụ không cao hoặc có khi lỡ mất cơ hội bán hàng.

Kênh phân phối có vai trò như là “một chiếc cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dùng.

Tham gia vào kênh phân phối có hai nhóm thành viên là các tổ chức hoặc cá nhân. Nhóm thứ nhất là các thành viên chính thức của kênh, những người trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của hệ thống kênh. Họ bao gồm: nhà sản xuất hay nhập khẩu, các trung gian thương mại bao gồm những nhà bán buôn, nhà bán lẻ, những khách hàng cuối cùng. Nhóm thứ hai bao gồm các tổ chức bổ trợ, những người cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp cho các thành viên chính thức trong kênh. Họ làm cho quá trình phân phối hàng hóa trong kênh diễn ra dễ dàng hơn nhưng lại không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của hệ thống kênh. Đó là công ty vận tải, kho bãi, ngân hàng hay các công ty môi giới trên thị trường. Nhà quản trị marketing khi tổ chức và quản lý kênh phân phối phải quan tâm đến cả hai nhóm thành viên này.

2. Phân loại trung gian thương mại

- Người trung gian: là một công ty kinh doanh độc lập hoạt động như cầu nối giữa người sản xuất và các khách hàng cuối cùng hoặc những người mua công nghiệp.

- Người bán buôn: là tổ chức kinh doanh chủ yếu thực hiện việc mua, sở hữu, lưu kho và vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, và bán lại hàng hóa cho người bán lẻ hoặc các khách hàng công nghiệp hay những người sử dụng để kinh doanh.

- Đại lý: là người kinh doanh đàm phán và thực hiện việc mua, bán nhưng không sở hữu những hàng hóa kinh doanh

- Người bán lẻ: những người kinh doanh chủ yếu bán hàng hóa cho khách hàng cuối cùng.

- Người môi giới: là người dẫn mối giữa người mua hoặc người bán, được xem như là không có rủi ro về sở hữu hàng hóa thường là không quan tâm tới sản phẩm về vật chất và không được xem như một đại diện lâu dài của cả người mua và người bán.

- Nhà phân phối: là một trung gian bán buôn, đặc biệt là trong kênh phân phối độc quyền hoặc phân phối lựa chọn cho hàng hóa công nghiệp trong đó nhà sản xuất mong đợi các trợ giúp xúc tiến, thường được đồng nghĩa với nhà bán buôn.

- Sự cần thiết phải có các nhà trung gian thương mại trong kênh phân phối hàng hóa: thực hiện các chức năng phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn

- Sự xuất hiện các trung gian thương mại là kết quả của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa

- Vai trò của trung gian thương mại làm cho cung cầu hàng hóa phù hợp một cách trật tự và có hiệu quả

3. Các chức năng của kênh phân phối

Đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu.

Các kênh phân phối đã giải quyết 3 mâu thuẫn cơ bản giữa nhà sản xuất và tiêu dùng:

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu đa dạng nhiều loại sp nhưng với số lượng ít của các khách hàng với các nhà sản xuất thường sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối lượng lớn.

- Mâu thuẫn giữa việc sản xuất sản phẩm thường ở một địa điểm nhưng người tiêu dùng lại rộng khắp và ngược lại.

- Mâu thuẫn giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp với nhau.

Các chức năng phổ biến của kênh phân phối: mua, bán, phân loại, tập hợp, phân bổ, sắp xếp, tập trung, tài chính, dự trữ, phân hạng, vận tải, san sẻ rủi ro, nghiên cứu marketing

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm, chức năng và phân loại của kênh phân phối về các chức năng của kênh phân phối, phân loại trung gian thương mại và khái niệm kênh phân phối...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm, chức năng và phân loại của kênh phân phối. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 255
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm