Bộ Luật lao động sửa đổi 2024

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
1
QUỐC HỘI
Luật số: / /QH14
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao
động tại sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động
các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản nhà nước
về lao động.
Điều 2.Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề người lao động
khác không quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. quan, tổ chức, nhân khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao
động.
Điều 3.Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngưi lao động người m việc cho ngưi sử dụng lao động theo tha
thuận, đưc tr ơng chu sự qun , điu hành, giám t của ngưi sử dụng
lao động.
Độ tui lao động tối thiu của người lao động đủ 15 tui tr trưng hợp
quy định tại Mục 1, Chương XI Bộ luật y.
2. Người s dụng lao động doanh nghiệp, quan, tổ chức, hợp tác xã,
hộ gia đình, nhân thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình
theo thỏa thuận; nếu là nhân t phải năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại sở tổ chức được thành lập trên
DỰ THẢO TRÌNH
UB TVQH PHIÊN THỨ 37
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
2
sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong
quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo
quy định của pháp luật lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại sở
bao gồm công đoàn sở tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động tổ chức được thành lập hợp
pháp, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động quan h hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử
dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, giữa các
tổ chức đại diện của các bên quan quản nhà nước. Quan hệ lao động
bao gồm quan hệ lao động nhân quan hệ lao động tập thể.
6. Người la động khác không quan hệ lao động người m việc, lao
động cho người khác không trên cơ s thuê mướn.
7. Cưỡng bức lao động việc dùng lực, đe dọa dùng lực hoặc các
thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động mọi hành vi phân biệt, loại trừ hoặc
ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tình trạng thai sản, giới, tình
trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến nguồn gốc quốc gia hoặc
nguồn gốc hội, dân tộc, đ tuổi, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên
sở nh trạng nhiễm HIV thực sự hoặc cho rằng bị nhiễm HIV hoặc do
thành lập, gia nhập hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về hội trong việc
làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên mà xuất phát từ yêu cầu của công việc
các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho những người lao động dễ bị tổn
thương thì không bị xem phân biệt đối xử.
9. Quấy rối nh dục tại nơi làm việc các hành vi bản chất tình dục
của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc không được người
đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc bất kỳ nơi nào người lao
động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao
động.
Điều 4.Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người lao động, người không
quan hệ lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao
động những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật v lao
động; chính sách đ người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất,
kinh doanh.
2. Bảo đảm quyn lợi ích hợp pháp của người s dụng lao động, quản lao
động đúng pháp luật, dân ch, ng bằng, văn minh ng cao trách nhiệm xã hội.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
3
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc m, tự tạo việc làm,
dạy nghề học nghề đ việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động; thúc đẩy việc dịch chuyển lao động từ khu vực không quan
hệ lao động sang khu vực quan hệ lao động.
4. chính ch phát triển, phân bố nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi
nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với nời lao động
trình đ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ng yêu cầu của cách mạng công nghiệp,
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết
nối cung cầu lao động.
6. Thúc đẩy ni lao động và người s dụng lao động đối thoại, thương
lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định tiến bộ.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế đ lao động chính sách hội
nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động người khuyết tật, người lao động cao tuổi,
lao động chưa thành niên.
Điều 5.Quyền nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động các quyền sau đây:
a) Làm việc, t do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề,
nâng cao trình độ nghề nghiệp không bị phân biệt đối xử;
b) ởng ơng phù hợp với trình độ kỹ ng ngh trên sở tho thuận với
người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm
v an toàn, vệ sinh lao động; ngh theo chế độ, nghỉ hằng m hưởng ơng
được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động tại
sở, tổ chức nghề nghiệp t chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu
tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với
người sử dụng lao động được tham vấn tại nơi làm việc để bảo v quyền
lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản theo nội quy của người sử dụng lao
động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công;
e) Từ chối làm việc nếu nguy ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng,
sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
2. Người lao động các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể các thỏa
thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều

Dự thảo Luật lao động

Mời các bạn cùng theo dõi nội dung Dự thảo Luật lao động sửa đổi mới nhất vừa được trình lên Quốc hội vào kỳ họp thứ 37 (tháng 9/2019). Sau đây là toàn văn dự thảo Luật lao động sửa đổi, mời các bạn cùng theo dõi.

Nội dung Luật lao động sửa đổi

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 10

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh ............................................................................................10

Điều 2. Đối tượng áp dụng .............................................................................................10

Điều 3. Giải thích từ ngữ ................................................................................................10

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động .............................................................11

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động .............................................................11

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động ...............................................12

Điều 7. Quan hệ lao động ...............................................................................................12

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm ................................................................................13

CHƯƠNG II VIỆC LÀM, TUYỂN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ........................................13

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm ..............................................................................13

Điều 10. Quyền làm việc của người lao động ................................................................13

Điều 11. Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động ...............................13

Điều 12. Quản lý lao động ..............................................................................................14

CHƯƠNG III HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.......................................................................... 14

Mục 1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ..................................................................14

Điều 13. Hợp đồng lao động ...........................................................................................14

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động ...........................................................................14

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ...........................................................14

Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động ...........................15

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động .................................................................................................................................15

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động ..........................................................15

Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động ....................................................................16

Điều 20. Loại hợp đồng lao động ....................................................................................16

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động .............................................................................16

Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động ...............................................................................17

Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động .......................................................................17

Điều 24. Thử việc ............................................................................................................17

Điều 25. Thời gian thử việc .............................................................................................18

Điều 26. Tiền lương thử việc ...........................................................................................18

Điều 27 ............................................................................................................................18

Phương án 1: Điều 27. Kết quả thử việc ........................................................................18

Phương án 2: Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc .........................................................18

Mục 2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG .................................................................19

Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động ...................................................19

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động ...........19

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động........................................................... 19

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. 20

Điều 32. Làm việc không trọn thời gian ...........................................................................20

Mục 3 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG .............................20

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động................................................................ 20

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.................................................. 20

Điều 35. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ..............................21

Điều 36. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ................22

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 23

Điều 38. Huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ....................................23

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ..................................23

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 23

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 24

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 24

Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã .......................25

Điều 44. Phương án sử dụng lao động........................................................................... 25

Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động ..........................................................26

Điều 46. Trợ cấp thôi việc ................................................................................................26

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm .........................................................................................26

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động.................................................. 26

Mục 4 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU...................................................................... 27

Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu............................................................................... 27

Điều 50. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu ...........................................27

Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu...................................................................... 27

Mục 5 CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG ................................................................................28

Điều 52. Cho thuê lại lao động .........................................................................................28

Điều 53. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.................................................................. 28

Điều 54. Hợp đồng cho thuê lại lao động ........................................................................28

Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động............................ 28

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động ...................................................29

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại ................................................29

CHƯƠNG IV HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ..........................................................................................................................................30

Điều 58. Học nghề và đào tạo nghề ................................................................................30

Điều 59. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề 30

Điều 60. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động ..........................30

Điều 61. Hợp đồng đào tạo và chi phí đào tạo nghề ........................................................31

CHƯƠNG V ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 31

Mục 1 ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC ............................................................................31

Điều 62. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc...................................................................... 31

Điều 63. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc...................................................................... 32

Điều 64. Thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc .......32

Mục 2 THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ ................................................................................33

Điều 65. Thương lượng tập thể tại doanh nghiệp .............................................................33

Điều 66. Nguyên tắc thương lượng tập thể .......................................................................33

Điều 67. Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp 33

Điều 68. Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ................................................34

Điều 69. Nội dung thương lượng tập thể ...........................................................................34

Điều 70. Bảo đảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí trong thương lượng tập thể tại doanh nghiệp 34

Điều 71. Thương lượng tập thể không thành.................................................................... 35

Điều 72. Thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia 36

Điều 73. Thương lượng tập thể đa doanh nghiệp thông qua Hội đồng thương lượng tập thể 36

Điều 74. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể 37

Mục 3 THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ ........................................................................37

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể ..................................................................................37

Điều 76. Lấy ý kiến phê chuẩn và ký kết thỏa ước lao động tập thể .................................37

Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động .......38

Điều 78. Hiệu lực và thời hạn của thoả ước lao động tập thể ............................................38

Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp............................................ 38

Điều 80. Thực hiện thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp ................................................................................................................................39

Điều 81. Quan hệ giữa thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể đa doanh nghiệp .....................................................39

Điều 82. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể ......................................................39

Điều 83. Việc gia hạn thoả ước lao động tập thể hết hạn................................................. 40

Điều 84. Việc mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể đa doanh nghiệp .....................................................................................40

Điều 85. Việc gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể đa doanh nghiệp .........................................................................................................40

Điều 86. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu .....................................................................41

Điều 87. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu........ 41

Điều 88. Xử lý thoả ước lao động tập thể vô hiệu .............................................................41

Điều 89. Chi phí thương lượng tập thể, ký kết thoả ước lao động tập thể ........................41

CHƯƠNG VI TIỀN LƯƠNG .............................................................................................41

Điều 90. Tiền lương ..........................................................................................................41

Điều 91. Mức lương tối thiểu ............................................................................................41

Điều 92. Căn cứ xác định, điều chỉnh lương tối thiểu....................................................... 42

Điều 93. Hội đồng tiền lương quốc gia ..............................................................................42

Điều 94. Thang, bảng lương và định mức lao động ..........................................................42

Điều 95. Trả lương .............................................................................................................42

Điều 96. Hình thức trả lương .............................................................................................43

Điều 97. Kỳ hạn trả lương .................................................................................................43

Điều 98. Nguyên tắc trả lương.......................................................................................... 43

Điều 99. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ...............................................43

Điều 100. Tiền lương ngừng việc ......................................................................................44

Điều 101. Trả lương thông qua người cai thầu ..................................................................44

Điều 102. Tạm ứng tiền lương........................................................................................... 44

Điều 103. Khấu trừ tiền lương............................................................................................45

Điều 104. Nâng lương .......................................................................................................45

Điều 105. Thưởng .............................................................................................................45

CHƯƠNG VII THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.......................................... 45

Mục 1 THỜI GIỜ LÀM VIỆC .............................................................................................45

Điều 106. Thời giờ làm việc bình thường ..........................................................................45

Điều 107. Giờ làm việc ban đêm .......................................................................................46

Điều 108. Làm thêm giờ ....................................................................................................46

Điều 109. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt ..............................................46

Mục 2 THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ..........................................................................................47

Điều 110. Nghỉ trong ngày làm việc ...................................................................................47

Điều 111. Nghỉ chuyển ca .................................................................................................47

Điều 112. Nghỉ hằng tuần ..................................................................................................47

Điều 113. Nghỉ lễ, tết .........................................................................................................47

Điều 114. Nghỉ hằng năm ..................................................................................................48

Điều 115. Ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc .................................48

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương .........................................................48

Mục 3 THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT ......................................................................................................49

Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt 49

CHƯƠNG VIII KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ..................................49

Mục 1 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ..............................................................................................49

Điều 118. Kỷ luật lao động .................................................................................................49

Điều 119. Nội quy lao động ...............................................................................................49

Điều 120. Đăng ký nội quy lao động ..................................................................................50

Điều 121. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động .......................................................................50

Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động ..........................................................................50

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động ........................................................50

Điều 124. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động .........................................................................51

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động ........................................................................51

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải ..............................................................51

Điều 127. Xoá, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động .................................................52

Điều 128. Những hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động .......................................52

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc .......................................................................................52

Mục 2 TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT..................................................................................... 52

Điều 130. Bồi thường thiệt hại ............................................................................................52

Điều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại ..................................53

Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất ...........................................53

CHƯƠNG IX AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG .............................................53

Điều 133. Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động .................................53

Điều 134. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động .............................................53

Điều 135. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc ...........................53

CHƯƠNG X NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI 54

Điều 136. Chính sách của Nhà nước .................................................................................54

Điều 137. Trách nhiệm của người sử dụng lao động .........................................................54

Điều 138. Bảo vệ thai sản 54

Điều 139. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai 55

Điều 140. Nghỉ thai sản ......................................................................................................55

Điều 141. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản .............................................56

Điều 142. Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai 56

Điều 143. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con của người lao động 56

CHƯƠNG XI NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC .......................................................................................................56

Mục 1 LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN ...........................................................................56

Điều 144. Lao động chưa thành niên ...................................................................................56

Điều 145. Sử dụng người lao động chưa thành niên ..........................................................56

Điều 146. Sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi...................................................................... 57

Điều 147. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên ......................................57

Điều 148. Công việc và địa điểm làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên .57

Mục 2 NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI ...............................................................................58

Điều 149. Người lao động cao tuổi .....................................................................................58

Điều 150. Sử dụng người lao động cao tuổi .......................................................................58

Mục 3 NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI, LAO ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM 59

Điều 151. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 59

Điều 152. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam............................................. 59

Điều 153. Điều kiện tuyển, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .....59

Điều 154. Giấy phép lao động .............................................................................................60

Điều 155. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động 60

Điều 156. Thời hạn của giấy phép lao động .......................................................................60

Điều 157. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực ...............................................60

Điều 158. Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động ............................................................61

Mục 4 LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ...................................................................61

Điều 159. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật ........................61

Điều 160. Sử dụng lao động là người khuyết tật ................................................................61

Điều 161. Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật ...........................61

Mục 5 LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ......................................................61

Điều 162. Lao động là người giúp việc gia đình .................................................................61

Điều 163. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình ......................62

Điều 164. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động ..............................................................62

Điều 165. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình ...........................................62

Điều 166. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động .......................62

Mục 6 MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC ...................................................................................63

Điều 167. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao ................63

Điều 168. Người lao động nhận công việc về làm tại nhà.................................................. 63

CHƯƠNG XII BẢO HIỂM XÃ HỘI ......................................................................................63

Điều 169. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp .......................63

Điều 170. Tuổi nghỉ hưu 63

CHƯƠNG XIII TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .......................................64

Điều 171. Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở .................................................64

Điều 172. Thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở................................. 64

Điều 173. Ban lãnh đạo, người đứng đầu và đoàn viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở 65

Điều 174. Điều lệ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ......................................65

Điều 175. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện của người lao động .......................................66

Điều 176. Quyền của cán bộ tổ chức đại diện của người lao động ....................................67

Điều 177. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động ...............................................................67

Điều 178. Quyền của tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động................ 68

CHƯƠNG XIV GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG .................................................68

Mục 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG ..........68

Điều 179. Tranh chấp lao động........................................................................................... 68

Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động .........................................................69

Điều 181. Trách nhiệm hỗ trợ của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động 69

Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động ...............70

Điều 183. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 70

Điều 184. Hòa giải viên lao động ........................................................................................70

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động ................................................................................70

Điều 186. Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết 71

Mục 2 THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN 72

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân ...........................................72

Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động 72

Điều 189. Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động .......73

Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.................................... 73

Mục 3 THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN 74

Điều 191. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền 74

Điều 192. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền ............................74

Điều 193. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động 74

Điều 194. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền ......................75

Mục 4 THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH 75

Điều 195. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 76

Điều 196. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích .............................76

Điều 197. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động 76

Mục 5 ĐÌNH CÔNG .................................................................................................................77

Điều 198. Đình công ...............................................................................................................77

Điều 199. Những trường hợp người lao động có quyền đình công....................................... 77

Điều 200. Trình tự đình công .................................................................................................78

Điều 201. Thủ tục lấy ý về đình công ....................................................................................78

Điều 202. Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công ........................78

Điều 203. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công .......................................79

Điều 204. Những trường hợp đình công bất hợp pháp ........................................................79

Điều 205. Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc ........................................79

Điều 206. Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc............................................... 79

Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công 80

Điều 208. Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công ...............................................80

Điều 209. Trường hợp không được đình công ....................................................................80

Điều 210. Quyết định hoãn, ngừng đình công ....................................................................80

Điều 211. Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục .............................................80

CHƯƠNG XV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG ......................................................81

Điều 212. Nội dung quản lý nhà nước về lao động .............................................................81

Điều 213. Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động .......................................................81

CHƯƠNG XVI THANH TRA LAO ĐỘNG, XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 82

Điều 214. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động .........................................................82

Điều 215. Thanh tra lao động .............................................................................................82

Điều 216. Quyền của thanh tra viên lao động ....................................................................82

Điều 217. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động ...............................................................82

CHƯƠNG XVII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH ..........................................................................82

Điều 218. Sửa đổi, bổ sung Điều 54 và Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 82

Điều 219. Hiệu lực của Bộ luật lao động ...........................................................................84

Điều 220. Hiệu lực đối với nơi sử dụng dưới 10 người lao động .....................................84

Điều 221. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ...........................................................84

QUỐC HỘI

Luật số: / /QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi trừ trường hợp quy định tại Mục 1, Chương XI Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, giữa các tổ chức đại diện của các bên và cơ quan quản lý nhà nước. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

6. Người la động khác không có quan hệ lao động là người làm việc, lao động cho người khác không trên cơ sở thuê mướn.

7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

8. Phân biệt đối xử trong lao động là mọi hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tình trạng thai sản, giới, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, độ tuổi, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV thực sự hoặc cho rằng bị nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội trong việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên mà xuất phát từ yêu cầu của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có bản chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người không có quan hệ lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; thúc đẩy việc dịch chuyển lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.

6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công;

e) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Đảm bảo điều kiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động;

c) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

d) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động;

e) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Điều 7. Quan hệ lao động

1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tổ chức đại diện của người lao động với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và tham gia xây dựng quan hệ lao động động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

CHƯƠNG II

VIỆC LÀM, TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm

1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Điều 10. Quyền làm việc của người lao động

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.

Điều 11. Tuyển dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

2. Người sử dụng lao động phải trả mọi chi phí cho việc tuyển dụng lao động, bao gồm chi phí về thông báo tuyển dụng lao động; tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự tuyển lao động; tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển lao động; thông báo kết quả tuyển lao động; các chi phí dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Lao động được VnDoc cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về xem toàn văn Luật lao động sửa đổi và lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 853
Sắp xếp theo

Lao động - Tiền lương

Xem thêm