Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách CTST.

A. Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 bài 3

1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

- Để an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, các em cần tuân thủ nội quy thực hành sau đây:

+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm.

+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

+ Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện…

+ Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.

2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.

Ví dụ:

- Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Cấm lửa

- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

Nguy hiểm về điện

- Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

Chất ăn mòn

- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

Lối thoát hiểm

3. Giới thiệu một số dụng cụ đo

- Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... là các đại lượng vật lí của một vật thể. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó gọi là dụng cụ đo.

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.

Ví dụ một số dụng cụ đo:

+ Thước cuộn, thước dây, thước thẳng để đo chiều dài.

+ Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ.

+ Bình chia thể tích, ca đong để đo thể tích chất lỏng.

+ Cân đồng hồ, đồng hồ bấm giây, cân điện tử để đo khối lượng.

+ Đồng hồ bấm giây để đo thời gian.

4. Kính lúp và kính hiển vi quang học

- Tìm hiểu kính lúp:

+ Cấu tạo kính lúp gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ)

+ Cách sử dụng kính lúp: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.

+ Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.

Ví dụ:

Dùng kính lúp quan sát con kiến nhỏ

- Tìm hiểu kính hiển vi quang học:

+ Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm 4 hệ thống chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh.

+ Cách sử dụng kính hiển vi quang học:

Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.

Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng phù hợp.

Bước 3. Quan sát vật mẫu:

- Đặt tiêu bản lên mâm kính.

- Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.

- Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.

Ví dụ:

Quan sát hình dạng vi khuẩn qua kính hiển vi

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 bài 3

Câu 1. Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.

B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Lời giải

Khi quan sát gân lá cây ta chọn kính lúp vì gân lá cây không quá nhỏ chỉ cần kính lúp có khả năng phóng đại hình ảnh từ 3 đến 20 lần là quan sát rõ.

Chọn đáp án B

Câu 2. Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt như thế nào?

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.

B. Đặt mắt nhìn từ trên xuống.

C. Đặt mắt nhìn từ dưới lên.

D. Đặt mắt theo hướng nào cũng đọc chính xác.

Lời giải

Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.

Chọn đáp án A

Câu 3. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.

B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.

C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.

D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.

Lời giải

A – là việc làm an toàn

B – là việc làm an toàn

C – là việc làm không an toàn, cần phải rửa tay bằng xà phòng khi kết thúc buổi thực hành để loại bỏ sạch các hóa chất dính lên tay.

D – là việc làm an toàn

Chọn đáp án C

Câu 4. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia … trên dụng cụ đo.

A. cách nhau

B. liên tiếp

C. gần nhau

D. cả 3 phương án trên

Lời giải

Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia /> trên dụng cụ đo.

Chọn đáp án B

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm?

A. hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

B. hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

C. hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

D. hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Lời giải

Đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm là hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Chọn đáp án D

Câu 6. Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành?

A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.

B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.

C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản.

D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra.

Lời giải

Quy định của phòng thực hành:

- Không ăn, uống trong phòng thực hành.

- Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.

- Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

- Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn trong phòng thực hành.

Chọn đáp án B

Câu 7. Kí hiệu trong phòng thực hành sau đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo có lửa

B. Cảnh báo hỏa hoạn

C. Chất dễ cháy

D. Chất khó cháy

Lời giải

Kí hiệu trên cảnh báo chất dễ cháy

Chọn đáp án C

Câu 8. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài mảnh đất?

A. Thước dây

B. Thước thẳng

C. Thước kẹp

D. Thước cuộn

Lời giải

Để đo chiều dài mảnh đất người ta dùng thước cuộn

Chọn đáp án D

Câu 9. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng:

A. Pipette

B. Nhiệt kế

C. Bình chia độ

D. Cân điện tử

Lời giải

Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng bình chia độ.

Chọn đáp án C

Câu 10. Kí hiệu cảnh báo nào cho biết chất độc môi trường?

A.

B.

C.

D.

Lời giải

Kí hiệu cảnh báo cho biết chất độc môi trường:

Chọn đáp án A

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết KHTN lớp 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: KHTN 6 Cánh Diều, KHTN 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08:58 19/01
    • Gấu chó
      Gấu chó

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08:58 19/01
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 08:58 19/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm