Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 10

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 10: Con đường mùa đông - Pu-skin có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Pu-skin

a. Tiểu sử:

- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 - 1837)

- Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

- Xã hội: sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế.

b. Sự nghiệp sáng tác

* Sự nghiệp văn học:

- Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

- Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).

- Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga → Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

- Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

* Tác phẩm tiêu biểu:

- Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823-1831;...

- Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;...

- Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;...

- Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân,1830; Con đầm pích, 1833...

1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Con đường mùa đông là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chùm thơ về mùa đông của Puskin.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

Đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng dập tắt. Vào mùa đông năm ấy, nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải, nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa, cùng ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc, đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác nên bài thơ Con đường mùa đông.

c. Thể loại:

Con đường mùa đông - Pu-skin thuộc thể loại thơ trữ tình.

d. Bố cục văn bản:

- Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.

- Khổ thứ tư: Khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần.

- Ba khổ cuối: Điểm tựa tinh thần, khát khao hạnh phúc của con người.

e. Tóm tắt tác phẩm:

“Con đường mùa đông” là một bài thơ thuộc khuynh hướng trữ tình và sử thi, vậy nên tác phẩm gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, đồng thời khắc họa lại khung cảnh con đường mùa đông về đêm thật yên tĩnh, thơ mộng biết bao, bầu trời trên kia được đầy những đám mây hiếm hoi phủ kín xung quanh vầng trăng tròn thì như đang tỏa ra thứ ánh sáng đượm buồn nhưng vẫn làm say đắm lòng người. Puskin đã để cho cảnh sắc thiên nhiên được trở nên thật sống động và đột ngột biến từ một sự phơi bày, tức là đang tả cảnh, bỗng dưng khắc họa nên hình tượng một người anh hùng hành động. Qua đó, ông đã thành công để lại trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc về bài thơ "Con đường mùa đông" của mình.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên

- Khổ thơ thứ nhất:

+ Thời gian là đêm khuya mùa đông, không gian là cánh đồng bao la.

+ Động từ “gợn”: Sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương.

+ Các động từ “Xuyên”, “nhô”: Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng.

+ Từ láy “buồn bã”: Những tia sáng hiu hắt, yếu ớt trên cánh đồng u buồn.

=> Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng ảm đạm.

- Khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3:

+ Con đường vắng lặng, buồn tẻ.

+ Cỗ xe tam mã đang lăn bánh“Vun vút”: Sự trôi chảy không ngừng của thời gian.

+ Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh.

+ Bài ca của người xà ích chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn.

=> Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường Nỗi buồn thời thế hòa với với sự cô đơn của thân phận.

2.2. Khổ thơ thứ tư

- Từ phủ định “Không”: Nhấn mạnh vào sự đìu hiu, hoang vu.

- Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng.

- Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời, ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người.

=> Con người luôn vận động và ý thức được sự trôi chảy của thời gian.

2.3. Ba khổ thơ cuối

- Khổ 5 và khổ 6:

+ “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ...”: Sự thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt.

+ Hình ảnh “ngày mai”: Niềm tin vào tương lai.

+ Hình ảnh “Nhi - na”: Không phải một cô gái cụ thể nào biểu tượng cho khát khao hạnh phúc bình dị, đơn sơ.

+ Hình ảnh “lò lửa đỏ”: Biểu tượng cho mái ấm.

+ “Ngắm em, ngắm mãi không thôi”: Niềm hạnh phúc xốn xang dâng lên trong tâm hồn.

+ “Kim đồng hồ kêu tích tắc”: Dòng thời gian vẫn không ngừng trôi nhưng con người vẫn kiên cường bước tới.

+ “Để ta bên nhau trong đêm”: Khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành động lực để nhân vật trữ tình vượt qua những gian truân.

- Khổ 7:

+ Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ.

+ “Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng”: Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng.

=> Nỗi buồn không bi lụy mà hóa thành tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do, niềm tin vào tương lai.

3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Trong cái lạnh giá bao phủ của mùa đông, nhân vật trữ tình đã nghĩ về bếp lửa, sự sum họp bên gia đình. Những khao khát và ước mơ đó của nhân vật góp phần nghĩ về tương lai, những thứ tốt đẹp và gần gũi hơn bao giờ hết. Nỗi buồn bao trùm cả bài thơ nhưng đó là nỗi buồn trong sáng giúp thanh lọc tâm hồn. Nỗi buồn đó còn là nỗi buồn của Puskin.

3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm.

- Khắc họa nhân vật trữ tình độc đáo.

- Nhịp thơ nhẹ nhàng.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 10

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết và nội dung học.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà em thấy đặc sắc nhất đó là hình ảnh Nhi-na. Đây có thể hiểu là tên của người con gái mà tác giả yêu hay chính là một sự vật gắn với quê hương của tác giả - biểu tượng cho những tháng ngày huy hoàng, chìm đắm trong tình yêu, hạnh phúc của tác giả. Hình ảnh này hiện nên không chỉ thể hiện nỗi khát khao về tình yêu mà qua đó tác giả muốn thể hiện nỗi mong nhớ những người thân yêu, mái ấm hạnh phúc, về quê hương tươi đẹp. Mọi thứ đều chỉ còn là dĩ vãng nhưng tác giả đã đặt niềm tin vào nó - niềm tin vào một ngày mai quay về cuộc sống hạnh phúc, ấm no trước kia. Chính những dòng suy nghĩ đó đã giúp tác giả vượt qua nỗi buồn, sự cô đơn và cái rét khắc nghiệt của khí hậu Nga.

C. Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 10

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 10:53 27/09
    • Mít Xù
      Mít Xù

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 10:53 27/09
      • Hươu Con
        Hươu Con

        👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️

        Thích Phản hồi 10:54 27/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm