Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 42
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 42: Thực hành tiếng Việt trang 20 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 20
A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 42
1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Khái niệm: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.
- Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Những ngả đường bát ngát
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Xuân Diệu, Vội vàng)
2. Biện pháp tu từ đối
2.1. Đối trong một cụm từ hoặc đối giữa hai vế câu
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm (?) dịch)
2.2. Đối trong một cặp câu
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
B. Bài tập minh họa
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn thơ dưới đây:
Một mình nương ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu:
“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít cho người dở dang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ đối vế câu:
“Một mình nương ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu”,
và
“Phận dầu dầu vậy cũng dầu
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”…
→ Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong đêm. Dường như nàng đang bầu bạn với ngọn đèn khuya, cô đơn, buồn bã, mong chờ vào một điều gì đó, rồi lại thấy thương cho chính bản thân mình.
C. Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 42
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 43