Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận phân tích tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Thao tác lập luận phân tích và luyện tập

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận là phân chia vấn đề ra thành từng ý nhỏ để tìm hiểu lí giải và đánh giá cho chính xác. Sau đó, liên hệ khái quát lại từng ý trong một nhận xét chung thống nhất của quá trình nhận thức về nội dung và nghệ thuật của một văn bản văn học hoặc một văn bản nghị uận xã hội

- Vai trò: làm rõ quan điểm, ý kiến của người viết (người nói) chứ không phải chỉ để xem xét sự vật, hiện tượng một các kĩ càng hơn.

- Khi phân tích, cần chia tác đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể, toàn vẹn, thông nhất.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Trả lời:

- Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân hiện lên trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tượng đài hiếm có.

- Những đặc điểm của người nghĩa sĩ:

a.Nguồn gốc của người nghĩa sĩ

- Hình ảnh người nông dân trong cuộc sống đời thường:

+ Không gian sống: làng bộ

+ Công việc:

• Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó: những người nông dân nghèo cần cù lạo động. Từ “cui cút” thể hiện sự tội nghiệp, không nơi nương tựa qua đó thể hiện sự yêu thương, cảm thông của tác giả.

• Việc quốc, cày, bừa, cấy - làm quen

• Hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ…

+ Đời sống tình cảm: giản dị, mộc mạc

⇒ Người nông dân thực chất: nghèo khổ, hiền lành, chất phác của một cuộc sống lặng lẽ, yên bình chỉ quen cày bừa không quen trận mạc. Hình ảnh nhân dân Nam Bộ sống trong nền kinh tế ngông nghiệp lạc hậu.

⇒ Tóm lại đó là những người nông dân 100% mộc mạc, chất phác sau lũy tre làng nhưng suốt đời vẫn nghèo khó.

b. Thái độ căm thù giặc sâu sắc

- Lòng căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy…muốn ra cắn cổ”:

• Cảnh tàu chiến Pháp đi lại nghênh ngang trên sông nước Nam Bộ.

• Khẳng định quyết tâm đánh giặc cứu nước.

- Nhận thức trách nhiệm của bản thân tự lực cánh sinh bảo vệ đất nước: “há để ai chém rắn đuổi hươu”

- Nhận thức về một đất nước thống nhất, chủ quyền cần bảo vệ: “một mối xa thư đồ sộ”: những con người có trách nhiệm lớn với non sông, những con người mang trong mình dòng máu bất khuất

- Tự nguyện đứng lên kiên quyết xông pha vào mặt trận: “nào đợi ai đòi ai bắt”, “ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ”.

⇒ Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.

⇒ Bản chất người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

c. Sự chuyển hoá phi thường từ một người con “cui cút” làm ăn họ đã vụt trở thành nghĩa sĩ kiên cường, tự nguyện chiến đấu mà không chờ, không đợi ai. ⇒Niềm tự hào xen lẫn niềm xót xa: Yêu chính là xả thân vì nghĩa lớn tất cả đều bắt đầu bằng những gì giản dị nhất.

d. Điều kiện và khí thế chiến đấu:

+ Điều kiện: thiếu thốn: Không phải là đơn vị quân đội thời phong kiến, không theo dòng dõi cha ông học binh thư (chín chục trận), không được tập luyện võ nghệ (mười tám ban) và bày bố chiến lược ⇒ Họ bước vào trận đánh mang hơi thở của đất đau, đồng ruộng.

⇒ Vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị của người dân áo vải là nổi bật tính chất chính nghĩa của khối đại đoàn kết.

e. Khí thế chiến đấu dũng cảm, hào hùng lập được nhiều chiến công:

+ đạp rào, xô cửa: “đạp rào, lướt tới, coi giặc cũng như không”, không sợ đạn nhỏ, đạn to ⇒ hiên ngang, bất khuất xông pha

+ “đâm ngang, chém ngược”: khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, đẹp trong tư thế kiên cường, ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí.

+ “Chém rớt đầu” tên quan hai Pháp, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

⇒ Hi sinh trong sự hào hùng

⇒ Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hiện lên như một tượng đài nghệ thuật vững chắc về người nông dân - nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường, sừng sững rực rỡ đến mức có thể như là: “Vô tiền khoáng hậu”.

Bài 2: Phân tích ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Trả lời:

* Sự chờ đợi

- Cảnh đợi tàu thuộc phần cuối của truyện. Dung lượng ngắn gọn nhưng cảnh đợi tàu đã truyền tải được thông điệp của nhà văn: Hãy trân trọng nâng niu ước mơ dù là bé nhỏ của con người.

- Lý do hai chị em Liên đợi tàu:

+ Liên và An cũng như bao người dân phố huyện cố gắng chờ đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về rồi mới dọn hàng. Nhưng đối với hai chị em Liên là để nhớ về Hà Nội, nhớ về quá khứ êm đềm với những hạnh phúc đã đi qua và không bao giờ trở lại khiến Liên và An càng khao khát chờ đợi chuyến tàu đêm.

+ An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gượng để thức khuya chút nữa vì chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Bé An nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống nhưng vẫn phải dặn chị đánh thức mình dậy.

- Tâm trạng Liên: Liên ngồi yên không động đậy, “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Liên lặng ngắm qua kẽ lá của cành bang, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bang rụng xuống vai Liên khe khẽ”.->Liên chìm đắm trong suy nghĩ miên man và man mác buồn. Đó là sự chờ đợi thiết tha để giải phóng tâm hồn tù đọng, bế tắc, quẩn quanh.

⇒ Là chi tiết đặc sắc tiêu biểu, tạo không khí cho truyện ngắn. Đó là một cảnh đợi tàu lạ lùng. Hai chị em Liên đợi tàu chẳng vì mục đích thiết thực gì, không phải đợi hàng để thực hiện cuộc sống mưu sinh hàng ngày, không phải đợi người thân, chúng đợi tàu chỉ để được nhìn đoàn tàu vì đoàn tàu mang một thế giới khác đi qua. Chừng như chưa được nhìn đoàn tàu thì chúng chưa được sống trọn vẹn một ngày.

* Hình ảnh đoàn tàu

- Hiện ra trong sự chờ đợi háo hức của Liên và mọi người.

- Hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về qua phố huyện nghèo được tác giả khắc họa sinh động, sâu sắc, đầy ý nghĩa, góp phần bộc lộ, tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

- Bối cảnh chuyến tàu đêm xuất hiện: là cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, nhàm chán ở nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác.

* Tác giả tập trung bút lực để khắc họa hình ảnh con tàu vì chuyến tàu là “sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”:

- Sự xuất hiện của người gác ghi.

- Ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma chơi.

- Tiếng còi kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi

- Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi

- “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”

-Tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.

- Đối với hai chị em Liên, con tàu là cả “một thế giới khác hẳn”. Chính vì vậy mà hai chị em cố thức để “được nhìn chuyến tàu”.

⇒ Tâm trạng Liên: hồi hộp, ngóng chờ

- Tiếng còi đã rít lên, tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua,

- “Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”

- Con tàu xuất hiện mang đến cả nguồn sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân phố huyện, mang đến niềm tin tưởng tương lai đến cho họ, mang đến “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”

⇒ Mang theo thế giới đầy sự sôi động, huyên náo, ánh sáng rực rỡ đối lập phố huyện tĩnh mịch.

⇒ Tâm trạng Liên: háo hức, vui mừng

- “Chiếc tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”.

- “Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

- Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua

⇒Tâm trạng Liên:

- Tiếc nuối, bâng khuâng

- Chập chờn giữa quá khứ và hiện tại, Hà Nội và phố huyện, thực và mơ, ánh sáng và bóng tối

- Chìm vào giấc ngủ yên tĩnh. Phố huyện chìm vào yên tĩnh, tịch mịch.

- Tâm trạng của Liên: Liên chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối. Liên mơ hồ trong thế giới tù đọng quẩn quanh và không thoát ra khỏi đó được ở cả hiện tại và tương lai. không biết trong tương lai số phận mình và mọi người trong phố huyện sẽ ra sao? Câu hỏi đó đeo đẳng bám riết lấy Liên không chỉ trong lúc thức mà cả trong giấc ngủ.

⇒ Cuộc sống cằn cỗi, tẻ nhạt, đáng thương của tuổi thơ nơi phố huyện nghèo.

* Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu

- Đoàn tàu đi qua phố huyện một khoảnh khắc ngắn nhưng đã làm xao động tâm hồn hai đứa trẻ. Nó mang theo một thế giới khác đối lập với thế giới của phố huyện nghèo. Nó đối lập với cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa vàng lơ lửng của bác Siêu. Liên không bằng lòng với thực tại phố huyện nơi đây vì sự sống đang chết dần dần. Hình ảnh Đoàn tàu – phố huyện mang sự đối lập. Một bên là ánh sáng sôi động, huyên náo mang đến ánh sáng, âm thanh của dấu hiệu sự sống, một bên là bóng tối dày đặc đến rợn người của cuộc sống mỏi mòn.

- Đoàn tàu đem đến đã làm thỏa mãn thị giác, tư tưởng. Con tàu mang đến niềm vui duy nhất cho người dân phố huyện nhưng lại gợi thêm nỗi buồn khó tả khi thấy rõ hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.

- Đoàn tàu là biểu tượng của thế giới sống động, mạnh mẽ và giàu sang. Đoàn tàu khơi dậy lại những kỉ niệm về Hà Nội, của hạnh phúc, của kí ức tuổi thơ êm đềm. Đoàn tàu là một biến thể của Hà Nội vừa là viễn tưởng của tương lai.

- Thể hiện ước mơ nhỏ bé, niềm khao khát vươn tới cuộc sống tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn và muốn thay đổi cuộc đời. Đó cũng chính là hình ảnh thơ mộng nhất, mặc dù ánh sáng của đoàn tàu chỉ hiện lên trong một khoảnh khắc nhưng đó là ánh sáng của sự lay gọi tâm hồn.

-> Điểm nhấn đột phá: phá vỡ sự tĩnh lặng, nhịp sống đều đều, hi vọng về một cái gì tươi sáng hơn

⇒ Thạch Lam đã trân trọng, nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng, thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, không cam chịu hiện tại nhạt nhẽo. Thể hiện ý nghĩa của sự đổi thay cuộc sống: “sống sao cho ra sống của sống cuộc sống của con người, sống sao cho ý nghĩa mỗi giây phút của cuộc đời mình, làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn”. ⇒ Cách kết thúc có hậu, hướng con người đến một tương lại tươi sáng hơn nhưng lắng đọng nỗi buồn, bế tắc chưa có lối thoát ⇒ hạn chế trong giá trị nhân đạo của tác phẩm.

⇒ Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:

- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.

- Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Thao tác lập luận phân tích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm