Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 20

Với nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 20: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 20

1. Khái niệm

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là đưa ra những cảm nhận, quan điểm dưới dạng bài nghị luận, phân tích về một tác phẩm thơ.

2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ, lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).

- Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...).

- Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

3. Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Lựa chọn bài thơ sẽ được phân tích, đánh giá.

- Tìm đọc tham khảo những bài viết, ý kiến liên quan đến bài thơ sẽ phân tích, đánh giá.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý:

- Đọc lại bài thơ đã lựa chọn. Chú ý những cách diễn đạt lạ và những hình ảnh gây ấn tượng.

- Thử liên kết âm điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ.

- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác, chú ý bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, văn học của bài thơ.

- Cần tập trung vào những phương diện hình thức nghệ thuật và nội dung của bài thơ mà người đọc xem là độc đáo, mới mẻ, thú vị.

- Khi đánh giá bài thơ, cần chú ý đầy đủ các giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn của nó.

b. Lập dàn ý

Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

- Thân bài:

+ Mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì.

+ Sự phát triển của hình tượng chính.

+ Nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại.

- Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.

Bước 3: Viết

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài và chỉnh sửa theo hai cấp độ: ý lớn và chi tiết.

- Xem xét các luận điểm đã được làm sáng tỏ bằng những chi tiết cụ thể từ văn bản chưa.

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả và quy tắc ngữ pháp.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 20

Hãy lập dàn phân tích khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học về Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.

- Vận dụng kiến thức đã học về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang

b. Thân bài: phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang

- Hai câu đầu:

+ Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ

+ Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ

+ Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng

+ Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô đọng của tác giả

- Hai câu cuối:

+ Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên

+ Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật

+ Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước

c. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 21

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    😮😮😮😮😮😮😮

    Thích Phản hồi 2 giờ trước
    • Ma Kết
      Ma Kết

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 2 giờ trước
      • Bắp
        Bắp

        👧👧👧👧👧👧👧👧

        Thích Phản hồi 2 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm