Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 13

Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 13: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 13

1. Yêu cầu

a. Lựa chọn đề tài:

- Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ kết quả của hoạt động viết trước đó, nghĩa là có thể giới thiệu về chính bài thơ mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá.

- Về tác phẩm, người giới thiệu có thể tạo cho người nghe cơ hội được thấy, xem, nghe trực tiếp, dù chỉ qua các phiên bản, ảnh chụp hay qua các video clip sưu tầm được.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

- Những ý quan trọng sẽ trình bày, những bằng chứng minh hoạ sẽ nêu lên và phân tích (có thể điều chỉnh trình tự các ý đã được trình bày trong bài viết, sao cho mạch triển khai của bài nói được thông suốt).

- Hình thành hệ thống ý dựa trên việc trả lời các câu hỏi như:

+ Tên của tác phẩm là gì?

+ Tác giả là ai?

+ Có thể thấy, xem, nghe tác phẩm ở đâu?

+Tác phẩm có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?

+ Câu chuyện, vấn đề, thông điệp được nêu hoặc toát ra từ tác phẩm là gì, từng được đón nhận như thế nào và có ý nghĩa ra sao?

+ Tác phẩm đã đóng góp được điều gì cho đời sống nghệ thuật và đời sống tinh thần của cộng đồng?

- Toàn bộ những ý có được nhờ trả lời các câu hỏi trên nên được tổ chức theo bố cục: Nhận diện => Tìm hiểu => Đánh giá => Đề xuất thái độ, cách thức tiếp nhận phù hợp.

2. Cách làm

Bài nói phải đảm bảo kết cấu gồm ba phần với các yêu cầu chính về nội dung như sau:

- Mở đầu: Nêu tên tác phẩm được giới thiệu và lí do chọn giới thiệu tác phẩm đó.

- Triển khai: Miêu tả đặc điểm của tác phẩm (thể loại, tính chất, quy mô, dung lượng...) và nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.

- Kết luận: Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 13

Lập dàn ý bài văn giới thiệu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung về yêu cầu và cách viết bài văn giới thiệu về một tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài:

- Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam,

- Sáng tác của ông nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.

- Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám bị thực dân phong kiến làm cho tha hóa nhân hình, nhân tính.

b. Thân bài:

* Chí Phèo, người nông dân lương thiện:

- Sinh ra là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sống vất vưởng.

- Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là người khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.

- Có ước mơ và hạnh phúc bình dị.

- Có lòng tự trọng.

* Chí Phèo, tên lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại

- Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.

- Người nông dân lương thiện bị nhà tù làm cho tha hóa cả về nhân hình và nhân tính.

- Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.

* Chí Phèo, bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được là người

- Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

- Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường.

- Thế nhưng bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí. Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương thời khiến Chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

- Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

* Đánh giá:

- Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, khắc họa nhân vật độc đáo, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý.

- Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người.

c. Kết bài:

- Chí Phèo đã trở thành hình tượng của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo đã đưa tác phẩm trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của ông trong nền Văn học Việt Nam.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 14

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ỉn
    Ỉn

    👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 12:22 27/09
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 12:22 27/09
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 12:22 27/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm